BỤI ĐƯỜNG

tức Phương Trời Cao Rộng 2

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996

 

(Bản điện tử đăng nơi đây có hiệu đính, lược bớt)

 

 

oOo

 

 

CHƯƠNG MƯỜI HAI

 

Được một ngày rảnh rỗi, tôi xin phép thầy Trừng Hùng qua viện. Trở về pḥng riêng nơi cái gác trống hiu quạnh bên cạnh ngôi chánh điện, tôi ngồi thừ một lúc chẳng biết làm ǵ. Tôi nhớ đă có lúc tôi mong muốn có được một người bạn không phải là thiện hữu tri thức thường gặp hằng ngày trong cửa chùa. Các ước muốn đó, trong giây phút b́nh lặng này, tôi nhận ra rằng, chẳng qua cũng chỉ do sự thúc giục của một cái bản ngă cô đơn trong tuổi mới lớn. Bây giờ tôi đă có Như Như. Có thể coi nàng như một người bạn. Nhưng chính sự hiện hữu của nàng trong tâm tư, trong cuộc sống, lại khiến tôi cảm thấy cô đơn và hăi sợ hơn bao giờ hết. Tiếng nói, giọng cười, đôi mắt long lanh và đôi khi thật buồn của nàng vừa làm tim tôi hân hoan mở rộng, và đồng thời cũng khiến tôi băn khoăn, bỡ ngỡ, không dám tin nàng là một cái ǵ có thật. Nh́n sâu vào mắt nàng, tim tôi rung động biết bao, nhưng đôi khi, tôi lại có cảm tưởng như thể chính nàng là hiện thân của cả thế giới huyễn hoặc phù du, trong đó, mọi ư niệm mọi hành động, lời nói của hai kẻ trao nhau, đều là những chuyện vờ vĩnh. Người ta giả đ̣ yêu nhau, chiếm hữu nhau; mà thực ra, chỉ là để khỏa lấp, để xóa tan cái giới hạn nhỏ bé và mông muội của bản ngă mà thôi.

Tôi khóa cửa bước ra khỏi pḥng, lang thang quanh sân chùa rồi hướng vê phía dăy “nhà mới.” Trong những bước buồn bă cô tịch đó, tôi lại nhận thức được thêm điều này: khi một người đă có cảm thức sâu đậm rằng thế gian như một giấc mộng th́ kẻ ấy sẽ không thể nào hiện hữu và hành xử trong thế gian đó một cách chân thực được nữa. Và điều khổ nhất cho kẻ ấy là mặc dù hắn đă có cái tiền niệm về sự chối bỏ trần gian mà lại không đủ quả cảm để phủ nhận những giấc mộng êm đềm xinh đẹp. Tôi chỉ có thể điểm mặt và thắng được những cái tham, sân, si rất đáng ghét vẫn thường nẩy sinh trong tôi mỗi ngày; những lúc ấy, tôi oai hùng, hiên ngang lắm. Nhưng rơ ràng là khi đối diện với Như Như, tôi không c̣n tự chủ được nữa. Nàng là hiện thân của huyễn hoặc, của chiêm bao, nhưng là thứ huyễn hoặc chiêm bao dễ thương mà trái tim u mê của tôi không có khả năng, hoặc không muốn chối bỏ.

Dăy “nhà mới” trên đỉnh đồi Trại Thủy đă được mấy anh bộ đội hoàn trả lại cho viện. Nhưng ở viện không ai muốn quay trở lại các pḥng đó. Nhà mới coi như bỏ hoang. Dù sao, sự hoàn trả dăy tăng pḥng này cũng khiến tăng chúng ở viện thoải mái hơn. Con đường từ viện lên tháp sắt (cái khung tháp bằng sắt, h́nh ng̣i bút, xây trên đỉnh cao nhất của ngọn đồi) đă được khai thông, và tăng chúng ở viện đă có thể dạo chơi b́nh thường trở lại bằng con đường rộng thênh thang trên đỉnh đồi dẫn đến Phật đài (Kim Thân Phật Tổ). Tôi ngồi ở chân ngọn tháp, nh́n về hướng biển Nha Trang. Màu biển xanh ấy, từ xa chỉ kéo ngang một vạch thẳng, êm mát, tưởng chừng bất động trước sự đẩy xô và trêu ghẹo bất tận của những đoàn quân gió chướng. Ôi thiên nhiên, bao giờ cũng đẹp một cách cao cả. Ngồi nh́n trời biển tịch lặng như thế một lúc lâu, ḷng tôi lắng xuống, và tôi nghe một nỗi buồn nhẹ dâng lên, dâng lên, ngập cả ḷng.

Nhớ lại những ngày êm đềm mới xuất gia. Đâu có lâu xa ǵ. Chỉ mới bảy, tám năm thôi. Nhưng con người tôi lúc ấy và con người tôi hôm nay, sao mà khác! Một thiên thần và một ác quỉ! Một chú tiểu ngoan và một thầy tăng lăng mạn! Ôi, phải chi tôi đừng trưởng thành, đừng lớn lên, đừng đánh mất cái hồn nhiên của chú tiểu Khang ngày ấy. Tôi chưa phá giới hay làm việc lỗi ǵ nghiêm trọng mà bỗng dưng lại thấy ḿnh bây giờ giống như một trang giấy trắng bị bôi mực, bị ṿ nát. Có lẽ tôi sẽ thua cuộc. Tôi không đủ sức chống đỡ được nữa. Ôi những đôi uyên ương t́nh tứ của thế gian, có phải các ngươi chỉ có một con đường, một lối thoát duy nhất là t́m đến nhau, gắn chặt vào nhau và quấn quưt lấy nhau suốt đời? Ôi những thầy tăng trẻ trung từng cất lời ca tụng lư tưởng xuất trần và trí giác vô thượng của đức Phật, phải chăng tất cả chúng ta, đến một lúc nào đó trên đời tu hành, đều phải đối diện với những chướng nạn êm đẹp xinh tươi như chướng nạn t́nh yêu, để rồi cùng gục ngă một cách đau thương oan uổng sao! Không, không thể nào như vậy. Chỉ tại tôi yếu ḷng mà thôi. Tôi cần phải có một vị thầy trong sạch cởi bỏ cho tôi cái gánh nặng tâm tư này. Nhưng trước hết, tôi phải đủ can đảm để thổ lộ cùng vị thầy ấy những ǵ đă xảy ra cho tôi.

Ở Nha Trang, có khá nhiều vị cao tăng đạo hạnh. Ḥa thượng Từ Quang, Ḥa thượng Trí Nghiêm, Thượng tọa Thiện Siêu, Thượng tọa Đng Minh, Thượng tọa Chí Tín… Nhưng dù sao, khi nghĩ đến thầy bổn sư, tôi vẫn thấy có cái ǵ gần gũi, dễ chịu cho việc bộc bạch chuyện riêng của tôi hơn. Như các vị cao tăng kể trên, thầy tôi xuất gia từ thuở bé, một đời phạm hạnh thanh cao, xứng đáng làm gương cho những tăng sĩ trẻ. Chắc chắn thầy sẽ có cách. Tôi rời tháp sắt, xuống dăy nhà khách và tổ đường. Pḥng thầy tôi ở bên hông dăy tổ đường đó.

 

Ô

 

“Mô Phật, bạch thầy,” tôi chắp tay chào thầy.

Thầy tôi ngồi xem kinh. Nghe tiếng tôi, thầy ngưng lại, ngược lên:

“À, mới về hả?”

“Dạ, hôm nay bên đó rảnh, con qua…” tôi nói đến đó th́ ngưng, chẳng biết nói ǵ nữa. Tự dưng tôi thấy run bấn cả người. Từ hồi xuất gia đến giờ, chưa lúc nào tôi có ư bộc bạch chuyện riêng tư của ḿnh với thầy bổn sư.

“Có việc ǵ vậy? Bệnh hả? Sao có vẻ ốm xanh vậy?” thầy tôi hỏi.

Những lời của thầy làm tôi muốn ứa nước mắt. Cả một gánh nặng trong ḷng chưa biết tỏ cùng ai, nay được thầy hỏi tới, tôi muốn quỳ ngay dưới chân thầy để tŕnh bày hết nỗi niềm. Nhưng một cái ǵ ngang ngạnh trong tôi bỗng vùng dậy, ngăn cản. H́nh như con ma dục vọng vẫn c̣n muốn chiếm lĩnh và kiểm soát trận đồ do nó bày ra; nó chưa muốn buông bỏ; nó bắt tôi phải tiếp tục cưu mang cái gánh nặng ấy. Tôi mím môi một lúc, rồi thưa:

“Dạ con chỉ cảm thấy trong người không được khỏe chứ chẳng bệnh hoạn ǵ.”

“Bệnh bao tử c̣n tái phát không?” thầy tôi hỏi.

“Thưa, hết rồi.”

Ngưng một lúc, thầy hỏi tiếp:

“Dạo này bên đó sinh hoạt ra sao? Nghe nói tối ngày đi cúng hoài hả?”

“Dạ, phải vậy thôi.”

Thầy tôi thở dài rồi nói:

“Sa môn ở chùa thời nay phải gánh hết tất cả mọi thứ. Đôi khi chẳng c̣n th́ giờ để tu tập. Phải chi ḿnh chứng Thánh thành Phật rồi mới lo làm các phật sự th́ bận bịu mấy cũng chẳng sao. Đàng này, ḿnh dù sao vẫn c̣n là phàm phu, cần có th́ giờ tu tập chứ không phải tối ngày lo tiếp đón, phục vụ khách thập phương… Mà tiếp xúc nhiều với thiện nam tín nữ th́ tâm chắc chắn phải động. Cho nên, hễ có trụ là có vướng mắc.”

“Ư thầy dạy là không trụ th́ sẽ không vướng mắc?” tôi hỏi.

“Đó là do thầy nghĩ đến sự liên hệ giữa chữ vô trụ trong kinh Kim Cang với chữ trụ tŕ thông dụng của nhà chùa mà thôi. Nếu chỉ dựa theo nghĩa đen th́ hai từ ngữ đó trái ngược nhau: một bên là không trụ, không chấp trước; một bên là bám trụ và giữ ǵn. Nhưng thực ra, trong ư nghĩa rốt ráo của hai từ đó, trụ tŕ cũng chính là vô trụ mà thôi. Con nghĩ sao? Con thường đọc tụng kinh Kim Cang phải không? Con hiểu ǵ về chữ vô trụ đó?”

“Dạ con chưa bao giờ liên kết hai từ ngữ đó lại để thấy chỗ tương đồng của chúng. Nay nghe thầy dạy con hiểu rằng: nếu trụ tŕ là trụ trong nhà Như Lai th́ trụ đó cũng chính là vô trụ, v́ nhà Như Lai là nhà Không. Liễu ngộ Tánh Không tức tâm không chỗ trụ…”

“Không phải là tâm không chỗ trụ, mà là tâm không trụ vào đâu. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Có thầy dịch là nên ở chỗ vô trụ mà sanh tâm. Con thấy sao, dịch như vậy có phải không? Con dịch thử thầy nghe xem?”

Tôi lúng túng một lúc rồi thưa:

“Lâu nay con cứ đọc và tự hiểu theo nguyên văn bản chữ Hán chứ không dịch ra. V́ bản kinh ấy rơ ràng quá rồi. Nhưng nếu dịch thử thật rơ theo tiếng Việt, con sẽ dịch như vầy: không sanh tâm bám víu hay đắm trước vào bất cứ cái ǵ.”

“Khá lắm. Hiểu được, dịch được như vậy là đạt lư lắm rồi. Không sanh tâm đắm trước, bám víu, chứ không phải là sanh cái tâm ở chỗ vô trụ, vô trước. V́ tâm c̣n sanh là c̣n có chỗ trụ. Phải hiểu như vậy. Cho nên, thầy trở lại câu nói khi năy: hễ c̣n trụ là c̣n vướng mắc. Theo kinh nghiệm của thầy–kinh nghiệm cảu một người từng làm trụ tŕ ba, bốn cảnh chùa và trụ ở mái viện này mấy chục năm–thầy thấy rằng ở mặt nghĩa lư lẫn thực tế hàng ngày, nếu đứng dừng một chỗ th́ thế nào cũng có vướng mắc. Vậy, một khi trụ tŕ chỉ là trụ tŕ trong nghĩa đen, tức là không vào, không trụ được trong nhà Không, th́ chắc chắn là hỏng cả đời. Phải không? Con có nhận thấy như vậy không?”

Tôi gật đầu nhẹ mà mồ hôi đổ khắp người. Thầy đă dạy đủ, tôi không cần phải bộc bạch ǵ nữa. Thầy tṛ tôi im lặng một lúc. Thấy không c̣n ǵ để nói, tôi cáo từ thầy để về lại chùa Linh Phong. Nhưng đi được một đoạn đường, tôi bỗng nhớ ra một vài điều muốn hỏi ư thầy. Tôi quay trở lại.

“Mô Phật, bạch thầy,” tôi thưa.

“Ǵ đó?” thầy tôi hỏi.

“Con muốn về lại viện.”

“Cứ về, con thuộc về tăng chúng của viện mà. Nhưng chuyện hộ khẩu bên đó thế nào?”

“Thầy nói với thầy Trừng Hùng giùm con một tiếng. Con không muốn ở bên đó nữa. Con cần về đây. Con cần tịnh dưỡng… C̣n hộ khẩu th́ chẳng qua thầy Trừng Hùng làm khó vậy thôi chứ ít khi nào công an lên chùa Linh Phong để xét hỏi. Bên đó ít người, công an đâu có để ư như ở đây. Mà nếu công an có hỏi đến th́ nói con đang dưỡng bệnh bên này, họ có qua đây cũng thấy đúng là con đang ở đây, có sao đâu. Không lư họ bắt thầy Trừng Hùng hay bắt con v́ chuyện đó!”

“Ừ, để hôm nào thầy nói với thầy Trừng Hung.”

“Con muốn về đây sớm chừng nào tốt chừng đó.”

“Ǵ mà phải vội. Bên đó bên này có khác ǵ nhau đâu mà.”

“Dạ th́ cũng là chùa thôi, nhưng… có khác chứ ạ. Ở bên đó, tâm con động. Tâm con lăng xăng tưởng nghĩ đến thế tục nhiều quá… Nhân đây con muốn thỉnh ư thầy… xin dạy con phải làm sao để đối trị cái tâm lăng xăng, tán loạn?”

“Bỏ các pháp quán tưởng, tập trung thiền định.”

“Nếu đă thực hành mà vẫn không định tâm được th́ sao?”

“Vô trụ,” thầy tôi đáp gọn hai chữ đó.

Tôi bái lĩnh lời dạy của thầy, trở về chùa Linh Phong. Cảm thấy gánh nặng trong ḷng được cất đi hơn một nửa.

 

Ô

 

Như Như đứng lảng vảng ngoài bờ rào gần tam quan, không dám vào hỏi tôi, sợ gặp những người trong chùa. Tôi đang rửa tay sau giờ thọ trai, thấy được nàng, tự dưng quên mất những cố gắng phấn đấu của ḿnh mấy ngày trước, mừng rỡ bước ra:

“Ồ, Như Như hả? Bữa nay nghỉ học sao?”

“Không, em đến chơi một chút rồi về đi học ngay. C̣n sớm mà. Khang ơi… làm sao đây?”

“Làm sao nghĩa là sao? Làm cái ǵ?”

Mắt nàng như chực ứa lệ. Ḷng tôi chùng xuống ngay, tôi hỏi:

“Sao vậy? Như Như muốn làm cái ǵ?”

“Không gặp Khang… em chẳng làm ǵ được… Không lẽ t́nh trạng này kéo dài măi sao? Khang có cách ǵ không? Em muốn gặp Khang mỗi ngày. Nếu Khang không đến nhà em được th́… em đến đây, buổi trưa trước giờ học, em đến dưới chân núi, Khang chờ em ở đó nghe. Ở ngă tam cấp bên phải có cái bục xi măng, ḿnh ngồi nói chuyện chút xíu rồi em đi học.”

“Không được đâu. Vậy sao học được. Hơn nữa… coi chừng thầy Trừng Hùng biết sẽ mét lại với ba mẹ Như Như đó.”

“Vậy Khang nghĩ cách nào đi.”

Tôi ngập ngừng rồi nói:

“Đâu biết làm sao. Ở nhà th́ Như Như bị gia đ́nh cấm đoán… c̣n ở đây… là chùa, dù không ai cấm nhưng tự ḿnh cũng biết là không được rồi. Như Như à… muốn nói với Như Như điều này, Như Như đừng buồn nha.”

“Có ǵ th́ cứ nói đi. À, Khang c̣n mắc nợ em ba chữ ǵ đó đến nay vẫn chưa nói ra đó nha. Em không có quên đâu. Bây giờ muốn nói hở, không, cho mắc nợ tiếp đó. Ủa mà ba chữ đó em đoán là đâu có làm em buồn, sao Khang lại rào trước đón sau chi. Khang muốn nói điều ǵ khác hở?”

Thấy nàng vô tư như vậy, tôi không cam ḷng nói thẳng ra những ǵ ḿnh suy nghĩ. Nhưng nàng cứ thúc dục, tôi bèn nói:

“Có lẽ hai đứa ḿnh bồng bột… chứ thực ra, chẳng có ǵ với nhau đâu… Vả lại, không thể có chuyện người tu mà thương yêu như những người đời. Điều đó không đúng chút nào, và cũng chẳng ai có thể chấp nhận được.”

“Nhưng… Khang nói là nếu không tu nữa th́ cũng đâu có tội ǵ, hoàn tục cũng tu được mà, phải không?”

“Đúng, nếu hoàn tục th́ cũng tu được trong h́nh thức một người tại gia cư sĩ, lúc đó muốn làm sao cũng được. Đàng này, c̣n tu, c̣n ở chùa, dứt khoát là không được.”

“Vậy… vậy sao Khang không hoàn tục đi. Nếu Khang về đời, sẽ không ai ngăn cấm ḿnh gặp nhau nữa. Ba mẹ em cũng sẽ chấp nhận chuyện hai đứa ḿnh gặp nhau mà. Như vậy dễ dàng cho em hơn.”

Tôi buồn bă nh́n sâu vào mắt nàng, nói:

“Không được.”

“Tại sao? Khang không thương em hở?”

Tôi không đáp. Nàng giận dỗi, quay mặt nơi khác, dợm chân muốn về. Tôi lại xiêu ḷng, không dứt khoát với nàng được, vội níu nàng lại, nói:

“Chỉ v́ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện hoàn tục chứ đâu phải là không thương.”

Nghe tôi nói vậy, nàng vui ngay, quay lại nói:

“Có là được rồi. Thôi th́ Khang không về đời cũng không sao. Với lại em quen nh́n Khang như vầy rồi, mỗi lần nghĩ đến Khang, em cũng nghĩ đến Khang như vầy,” nàng đưa bàn tay ra, làm một cử chỉ như kiểu người ta giới thiệu một món hàng, trỏ vào tôi, mắt nàng nh́n tôi thật nhanh từ đầu đến chân, “nếu Khang thay đổi… để tóc, mặc áo sơ mi, quần tây… chắc em không thích nhiều đâu!”

Lạy Phật! Nàng nói vậy mà nói được đó! Nàng cũng muốn tôi giữ h́nh thức tu sĩ đầu tṛn áo vuông chứ đâu phải không. H́nh như trong mắt nàng, tăng phục sẽ sẽ thích hợp với dáng dấp tôi hơn và nàng chỉ quư mến, thương yêu tôi trong h́nh thức tăng sĩ. Vậy là trở lại y nguyên vấn đề, chẳng có ǵ thay đổi. Tôi phải đặt lại lần nữa:

“Nhưng người tu th́ không được thương yêu kiểu như người đời. Cả hai đứa ḿnh đều biết điều đó là không nên mà.”

“Ḿnh đâu có thương nhau kiểu người đời,” nàng nói.

“Chứ kiểu ǵ?” tôi hỏi lại.

Nàng cười một lúc, rồi nói:

“Kiểu ǵ cũng không biết nữa, nhưng khác với người ta chứ đâu có giống. Người ta thương nhau th́ đưa nhau đi phố, đi xi nê, xuống biển… rồi người ta cưới nhau, thành vợ thành chồng, có con với nhau… c̣n ḿnh đâu phải vậy. Ḿnh chỉ muốn gặp nhau để nói chuyện cho vui thôi. Không gặp nhau th́ buồn, th́ nhớ, chẳng làm được chuyện ǵ.”

Tôi bật cười. Nàng rơ đúng là hồn nhiên như con nít. Thử hỏi tôi c̣n biết  nói ǵ thêm. Có ai đi chấp nê những ư nghĩ ngộ nghĩnh của một cô bé có t́nh yêu và ước muốn trong  trắng như vậy! Thôi th́ chỉ biết cười. Tuy nhiên, trong thâm tâm, tôi tự hỏi: liệu sự giao tiếp như vậy có giữ măi được sự trong sạch không, hay là theo thời gian, t́nh yêu sẽ nẩy nở theo những chiều hướng khác, cái chiều hướng phàm tục muôn thuở của mọi chúng sanh hiện hữu trên đời? Vả lại, tôi đây chỉ hơn nàng hai tuổi mà t́nh yêu của tôi đâu có đơn giản như kiểu nàng nói. Sách vở nói phái nữ c̣n trưởng thành sớm hơn phái nam trong t́nh yêu đôi lứa nữa mà! Có thể do ảnh hưởng nào đó từ gia đ́nh, nàng hăy c̣n hồn nhiên đến tuổi mười bảy như bây giờ, nhưng không chóng th́ chày, nàng cũng sẽ hết hồn nhiên, cũng như tôi đă hết hồn nhiên từ lúc gặp nàng. Mà một khi đă mất đi tính hồn nhiên, hệ lụy trần gian rùng rùng kéo đến vây phủ, d́m đắm… không c̣n ǵ là thơ mộng nữa.

“Thôi Như Như phải đi học, nhớ nha, ngày mai Như Như cũng đến vào giờ này,” nàng nói rồi đứng ngập ngừng một lúc như muốn t́m kiếm một cử chỉ giă từ thích hợp hoặc chờ đợi tôi nói một lời ǵ trước khi nàng quay đi.

Tôi quên luôn chuyện từ chối giờ hẹn và điểm hẹn của nàng. Tôi quên luôn chuyện tôi muốn nói dối với nàng rằng tôi sẽ đi xa, không thể gặp nàng nữa. Tôi đưa tay vuốt mái tóc óng mượt của nàng. Nàng cúi mặt xuống. Cảm giác thật lạ chuyền trên tay tôi. Đă lâu lắm rồi, từ khi xuất gia đến giờ, tôi mới sờ đến những sợi tóc. Nhà chùa coi râu tóc là biểu tượng của phiền năo nên mọi người xuất gia đều cạo nhẵn, vừa là để có h́nh thức phân biệt với người thế tục. Thỉnh thoảng tự răn nhắc, cảnh tỉnh ḿnh, tôi vẫn thường theo lời Phật dạy trong kinh Di Giáo, đưa tay lên sờ hoặc xoa cái đầu trọc của ḿnh. Tóc ngắn nằm sát da đầu châm chích bàn tay tôi càng nhắc nhở tôi ư thức tôi là ai. Nay bàn tay tôi chạm đến những sợi tóc thật dài và đen tuyền của nàng, tôi có cảm tưởng như sờ vào một giấc mộng huyền ảo nào của tiền kiếp xa xăm… Ôi những sợi phiền năo sao mà êm mát, óng ả!

Bất chợt có tiếng của mở của từ dăy nhà Đông. Tôi giật ḿnh rút tay lại, giục Như Như:

“Thôi Như Như đi học kẻo trễ.”

Nàng xuống núi. Tôi đứng nh́n theo nàng một lúc rồi nói lầm bầm một ḿnh: “T́nh yêu không đơn giản như em nói đâu, em ạ.”

Buổi chiều đó, thầy tôi từ viện qua chùa Linh Phong. Thầy Trừng Hùng tiếp thầy tôi ở dăy nhà Tây. Bên nhà Tây là Tổ đường, pḥng khách và pḥng ngủ của thầy Trừng Hùng. Tôi và chú Thể ở dăy nhà Đông. Hai thầy nói chuyện với nhau khá lâu. Một chặp, thầy tôi về. Tôi đoán có lẽ thầy tôi qua để nói chuyện trở về viện của tôi. Quả nhiên, sau khi thầy tôi xuống núi, thầy Trừng Hùng quay lại gọi tôi, nói xiên nói xỏ:

“Thầy mi dạy là mi muốn xin về lại viện để tịnh dưỡng một thời gian. Ừ th́ lớn rồi, muốn sao cũng được, tùy ư, đâu có ai ngăn được. Như thằng Đức đó, không muốn ở đây nữa, chạy theo người ta làm rẫy, ở tịnh thất cho sướng, khỏi bận rộn chi chuyện chùa! C̣n mi, hồi xưa một bận, nay một bận, có khi nào chịu nổi đâu. Quen tu sướng rồi lại được thầy bổn sư chiều chuộng, đ̣i ǵ được nấy. Ở đây cực khổ quá mà. Qua bên viện rộng răi, có pḥng riêng, cơm ăn thức uống có người nấu cho, ăn rồi có người rửa chén bát, cầu tiêu nhà tắm sạch sẽ, điện nước xài thoải mái chẳng lo thiếu hụt, giải trí th́ có thư viện, tha hồ lấy sách lấy truyện mà đọc, lại có cả truyền h́nh, máy chiếu phim, sân bóng chuyền, bàn ping pong, đâu có thiếu thứ chi. Qua đó tu cho sướng chứ ở đây sao chịu nổi.”

Tôi lễ phép thưa:

“Vấn đề không phải là sướng hay khổ…”

Thầy Trừng Hùng cắt ngang:

“Thôi, khỏi nói chi cho nhiều lời. Mắt tao nh́n người đâu có sai. Đứa mô ở đây mà chịu không nổi th́ mai sau cũng chẳng ra ǵ. Cứ ham chạy theo chỗ sướng đi rồi biết. Đứng đó chi nữa, lo sửa soạn đồ đạc mà qua viện cho rồi. À, tao nói trước, nể t́nh thầy Hải Tuệ, tao để mi qua đó một thời gian, sau này t́nh h́nh có lộn xộn, công an làm khó th́ cả mi lẫn thằng Đức phải về đây lại, bằng không tao gạch tên khỏi hộ khẩu.”

Tôi không thể nói ǵ nữa, lẳng lặng rút qua nhà Đông, thu xếp đồ đạc. Chú Thể thấy tôi sửa soạn ra đi th́ đến gần nắm lấy tay tôi, nói giọng cảm động:

“Chú qua đó giữ ǵn sức khỏe nha. Nói thiệt, tôi cảm ơn chú nhiều lắm đó. Có thể nói là thời gian chú ở đây, tôi học được nhiều điều bổ ích. Sách chú lén đem về cho đọc cũng mở mang cho tôi rất nhiều… Bây giờ, chú đi…”

Chú nói đến đó th́ nghẹn. Tôi không ngờ một chú tiểu ăn to nói lớn, hay đùa giỡn, đôi lúc chọc ghẹo tôi, lại t́nh cảm như vậy. Mà chú càng bịn rịn, tôi càng ray rứt, có cảm tưởng như ḿnh hèn nhát trốn chạy, để chú ở lại chịu đựng tất cả gánh nặng và không khí u trầm của ngôi chùa Linh Phong này. Nhưng, tôi không c̣n cách nào khác. Tôi cần phải đi. Tôi nói:

“Thôi, chú ở lại đây tu học. Giữ lấy một chữ Nhẫn làm pháp môn. Có chuyện ǵ không ổn, chú qua viện t́m tôi xem tôi có giúp được ǵ không. Nhớ nha.”

Tôi qua bái thầy Trừng Hùng rồi xuống núi. Chú Thể tiễn tôi ra tam quan. Nơi tam quan, tôi bỗng nhớ sực đến Như Như, nhớ chỗ hẹn và giờ hẹn mà nàng nói hồi trưa. Tôi khựng người đứng lại một lúc, chưa biết tính sao. Ngày mai và có thể liên tiếp vài ngày kế đó nữa, nàng sẽ đến đây, đứng chờ tôi giữa trưa nắng gắt… Chẳng ai có thể cam tâm để cho một thiếu nữ mới lớn đứng chờ đợi măi mà không hiểu lư do ǵ người ḿnh chờ đợi lại thất hứa. Con người tôi lại có thể đành đoạn thất hứa với nàng ư? Mặc dù khi nàng đưa ra giờ hẹn và điểm hẹn, tôi đă không lên tiếng đồng ư, nhưng im lặng, chẳng bào chữa th́ xem như đă hứa rồi. Chú Thể thấy tôi đứng hồi lâu như đang có việc khó xử, bèn nói:

“Chú có cần nhắn gửi ai điều ǵ không?”

Tôi giật ḿnh quay lại nh́n chú. Cái chú này thật là thông minh! Chẳng ǵ có thể che giấu được chú.

Tôi cười thẹn, nói:

“Nếu người nhà tôi th́ nói tôi qua viện. C̣n bất cứ ai khác đến hỏi tôi, chú nói dùm là tôi đă đi xa, ra Huế hay Hội An chi đó, không bao giờ về lại, cũng chẳng biết địa chỉ ở đâu. Nói giùm vậy nghe, được không?”

Chú Thể cười đáp:

“Chú yên tâm. Chuyện đó dễ thôi mà. Nhưng không phải như vậy là xong đâu chú ơi.”

Tôi lườm chú ấy một cái, rồi cười dài, bước xuống núi. Không phải như vậy là xong, tôi cũng biết vậy; nhưng biết làm cách nào khác hơn! Càng gặp Như Như, tâm tôi càng tán loạn, khó tập trung. Đôi lúc, tôi cảm thấy ḿnh không c̣n là ḿnh, không c̣n là một tăng sĩ tốt nữa. Tôi đang cần bồi đắp lại những ǵ đă mất. Hướng đi, định lực… và nhất là cái tâm trong trắng không vướng bận t́nh cảm và ái dục.

 

Ô

 

Như người bị rơi tuột dốc núi cao với tốc lực kinh khủng, không ai khác có thể ngăn cản hay kềm giữ nổi và chính hắn chũng không kịp bám víu vào đâu để dừng lại được. Sự phóng tâm của tôi trong vấn đề t́nh cảm cũng như thế. Dù tránh mặt ở viện để không gặp Như Như, tôi vẫn thấy ḿnh yếu đuối, không tự kiềm chế được nữa. Trong lúc tọa thiền, tụng kinh, niệm Phật, tâm tôi vẫn cứ tán loạn; và đă nhiều lần, tôi mơ thấy Như Như trong những giấc ngủ vô ḿnh của ḿnh. Trong trận chiến nội tâm, không kiểm soát được tâm lư này th́ các tâm lư khác lần lượt ngă đổ theo. Tự t́m hiểu tâm ḿnh, tôi giật ḿnh nhớ lại rằng, tôi đă bắt đầu tuột xuống con dốc ghê tởm ấy từ ngày mang bệnh ở Hội An, về Nha Trang với tâm lư tiêu cực của một người dưỡng bệnh, để rồi dễ duôi chạy theo cảm tính, yêu thơ văn, thích nhạc, phí thời giờ để ca hát nhạc t́nh, hăng say tập thể thao để tăng trưởng bắp thịt… cái dễ duôi này kéo theo cái dễ duôi khác, để cuối cùng, khi đối diện với nữ sắc, với t́nh cảm tự nhiên của trai gái, tôi không c̣n đủ năng lực để kháng cự được nữa. Tôi rơi. Phải, tôi rơi theo ḍng cuốn của sự buông lung, biếng nhác. Tôi chưa biết những ǵ sẽ xảy đến cho đường tu của ḿnh trong những ngày kế tiếp; chỉ cảm thấy rằng niềm tin vào ư chí sắt đá đă lung lay. Tôi từng khinh ngạo một số tăng sĩ đi trước ḿnh đă dễ dàng sa ngă vào t́nh cảm tầm thường. Bây giờ, tôi tự xấu hổ với cái khinh ngạo đáng ghét đó. Dù rằng t́nh cảm giữa tôi và Như Như hăy c̣n trong trắng, nhưng tôi biết, nếu có điều kiện thuận lợi, sẽ không sức ǵ ngăn cản được sự bùng vỡ của hai trái tim nhiệt thành và lăng mạn ấy.

Mỗi lần từ suối Đổ về, chú Đức đến thăm tôi ở viện. Chú ấy có vẻ không c̣n vướng bận ǵ về Uyên em gái tôi nữa. Tôi cũng thực t́nh kể chú nghe về chuyện tôi lánh mặt Như Như.

“Nhưng rồi một ngày nào đó, Như Như sẽ phát giác ra chú ở đây chứ không phải là đi xa,” chú Đức nói.

“Lúc ấy thi… có lẽ đă nguội lạnh rồi, “ tôi nói.

“Hy vọng chuyện sẽ đơn giản như vậy,” Đức vừa cười vừa nói.

Tôi ngồi im một lúc, rồi bỗng hứng cảm nói luôn một mạch:

“Điều cần làm bây giờ là củng cố nội lực. Nội lực chưa đủ th́ đụng chuyện là rớt ngay. Đôi lúc tôi c̣n tự nghi ngờ rằng sở dĩ trước đây tôi có vẻ nghiêm túc, hay có thể tạm gọi là giới hạnh, chẳng qua là v́ được bảo vệ trong một môi trường nghiêm khắc. Thực ra, nội lực làm ǵ có được nơi một người chỉ biết ẩn núp và được che chở bởi giới luật hay hoàn cảnh! Lâu nay tôi cứ tưởng tôi vững lắm. Tôi đă lầm. Nếu vững th́ gặp Như Như tôi đâu có rung động, đâu có… tán loạn tâm ư như bây giờ. Mà chú có thấy không, tăng sĩ trẻ như chúng ta trên đường tu thường đụng phải cái mâu thuẫn này: nếu không tiếp cận cuộc đời th́ không thể độ sanh, mà tiếp cận đời th́ bị nhiễm đời v́ nội lực chưa đủ. Chưa hết, muốn có nội lực không phải chỉ cần nỗ lực thiền định mà c̣n phải qua sự thử thách với thực tế cuộc đời. Không gian khổ, không chướng nạn th́ làm sao kiên cường được nội lực. Nội lực ấy chỉ được chứng minh qua những hoàn cảnh trở ngại. Cho nên Luận Bảo Vương Tam Muội nói là người học đạo phải tự dấn ḿnh vào chướng ngại. Điều này có vẻ mâu thuẫn, phải không? Trước đây tôi nghĩ điều đó có lư lắm, nhưng bây giờ tôi cũng nghi ngờ. V́ trên thực tế, hễ không có nội lực mà dấn vào là ch́m ngay. Ḿnh đâu phải thứ bèo bọt giạt trôi vô định! Có lư tưởng, có mục tiêu đàng hoàng, lại có môi trường để trau luyện nội tâm nữa, vậy mà cũng không vững được. Cho nên, có thể nói là Luận Bảo Vương ấy chỉ nói cho hàng Bồ-tát, không thể áp dụng được cho Thanh văn. Ư tôi muốn nói: chuyện dấn thân vào chướng ngại để trau dồi đạo lực và độ sanh là chuyện của những hành giả tu theo Bồ-tát hạnh; c̣n những tăng sĩ truyền thống, chăm chút giữ ǵn giới luật và thể diện của tăng đoàn th́ không bao giờ có thể dấn thân một cách trọn vẹn được. Một Bồ-tát khi dấn thân, đặt vấn đề độ sanh trên hết, nếu nội lực chưa đủ mà bị vấp ngă th́ cũng không ngại, có thể học được những kinh nghiệm đau khổ từ cuộc đời, và có thể gượng đứng dậy để tiếp tục bước đi, h́nh thức tăng sĩ có mất cũng không ngại, v́ chỉ là bề ngoài. Vị ấy biết rằng chuyện giải thoát giác ngộ không phải chỉ dành riêng cho các người xuất gia hay các thầy tỳ kheo giữ 250 giới. Đă là con người, là chúng sanh có tính Phật, th́ dù mang h́nh thức nào, ở trong môi trường nào, cũng có khả năng giác ngộ; thế nên, chỉ kẻ nào tu Bồ-tát hạnh mới có thể mạnh dạn dấn thân. Trong khi đó, các thầy tỳ-kheo, hay nói chung là những người xuất gia, lúc nào cũng ca tụng Bồ-tát hạnh mà chí nguyện và hành xử th́ cứ lừng khừng, khập khựng, không dứt khoát mặt nào. Độ sanh là đại nguyện mang canh cánh trong ḷng, nhưng dấn thân th́ không dám, sợ nhiễm trần, sợ mất giới hạnh; c̣n đóng cửa nhập thất để hạ thủ công phu, quyết tâm thành Phật trong hiện kiếp th́ lại thấy bất an, sợ không viên thành sự nghiệp lợi tha…”

Đức chen vào:

“V́ vậy hàng tỳ-kheo bên Bắc tông ḿnh mới có vấn đề thọ thêm Bồ-tát giới đó.”

“Thọ th́ thọ vậy thôi. Có vẻ như để được quân b́nh tâm lư chứ không phải để mở đường dấn thân thực sự vào cuộc đời đau khổ. Chú thấy một thầy tỳ-kheo không thọ Bồ-tát giới có khác ǵ với một thầy có thọ không? Không. Cũng vậy thôi. Vấn đề thọ Bồ-tát giới theo tôi thấy, h́nh như là chỉ tăng thêm giới, tăng thêm một ṿng đai cố thủ cho cuộc sống phạm hạnh, chứ không phải là để nới rộng cho bước chân độ người. Những vị thọ Bồ-tát giới chỉ có tăng thêm giới chứ không tăng thêm hạnh. Ư tôi muốn nói chữ hạnh nguyện chứ không phải là chữ đức hạnh. H́nh thức tăng sĩ vẫn là cái quan thiết mà chúng ta phải trân trọng giữ ǵn. Mất đi h́nh thức ấy th́ đời tăng sĩ không c̣n ǵ để nói nữa, cho dù có mang đại nguyện bao la như trời biển hoặc đang thực hiện việc cứu đời một cách tha thiết, vô tư…”

“Nhưng… năy giờ chú nói để dẫn chứng hay biện hộ cho cái ǵ vậy?” Đức vừa cười vừa hỏi.

“Đâu có biện hộ cho cái ǵ đâu. Tôi chỉ cảm thấy rằng, thực ra… đôi khi chúng ta né tránh cuộc đời th́ sự né tránh ấy cũng chỉ v́ chiếc áo tu sĩ này thôi, chứ không phải v́ hạnh nguyện nào hết. Chúng ta coi trọng h́nh thức xuất gia hơn là chí nguyện xuất trần. Cho nên, tăng sĩ chúng ta học hạnh Bồ-tát, muốn dấn thân độ đời, vậy mà cứ khư khư giữ lấy chiếc áo, mà cố giữ chiếc áo này th́ chỉ độ được người bằng sự thuyết giảng, tụng kinh, cúng đám, hay dạy học hoặc làm các công tác từ thiện xă hội như một số quư thầy, quư sư cô, hoặc các nữ tu bên Thiên Chúa giáo là cùng. Chú nghĩ ngoài những Phật sự kể trên, tăng sĩ có việc nào tích cực hơn nữa không. Những kẻ tích cực hơn, th́ đă ḥa nhập vào đời thực sự, không c̣n vết tích ǵ nữa. Và v́ họ không c̣n giữ h́nh thức tăng sĩ, chúng ta coi như không có họ. Người đời cũng vậy, chỉ nh́n chúng ta nơi h́nh thức tăng sĩ. Thầy nào c̣n cạo đầu, c̣n mặc ca-sa, c̣n tụng kinh, thuyết pháp, th́ c̣n tin tưởng, kính trọng; thiếu đi những sinh hoạt ấy th́ coi như chẳng ra ǵ rồi. Mà Bồ-tát vào đời th́ không câu nệ h́nh thức, phải không? C̣n câu nệ h́nh thức th́ sẽ không làm được cái ǵ to lớn, không làm được cái ǵ thực sự ích lợi.”

“Vậy chứ theo chú, tăng sĩ c̣n làm cái ǵ khác hơn những sinh hoạt truyền thống? Và h́nh thức tăng sĩ chú thấy không c̣n cần thiết nữa sao?”

“Không, không phải vậy. Chú hiểu lầm rồi. H́nh thức cần thiết chứ, nhưng không cần thiết đến độ coi nó là cái trên hết, trên cả đại nguyện lợi sanh. Tôi chỉ muốn nói rằng, đa phần tăng sĩ chúng ta chưa thực sự dấn thân cũng chỉ v́ quá coi trọng h́nh thức mà thôi.”

“Vậy theo chú th́ phải làm thế nào mới gọi là thực sự dấn thân? Và làm thế nào là dấn thân mà vẫn giữ được h́nh thức tăng sĩ?”

“Hiện thời, tôi quan tâm đến hạnh nguyện hơn là h́nh thức. Và nếu tự đặt nghi vấn cho chính ḿnh, tôi không nói như chú: làm thế nào để dấn thân mà vẫn giữ được h́nh thức tăng sĩ. Tôi chỉ tự hỏi rằng, làm thế nào dấn thân mà không đánh mất đi chí nguyện xuất trần và hạnh nguyện lợi sanh của ḿnh. C̣n dấn thân làm chuyện ǵ th́ tôi chưa nh́n rơ được thực ra tôi muốn ǵ và con đường nào thực sự thích hợp cho tôi. Hơn nữa, chuyện dấn thân cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời đại mà có thay đổi. Mỗi thời mỗi khác, mỗi nơi mỗi khác.”

“Chú nói vậy là tôi biết chú có thay đổi khá nhiều trong quan niệm tu và hành đạo rồi đó. Trước đây tôi thấy chú…”

“Có vẻ bảo thủ, phải không?”

“Gần gần như vậy. Không phải đă có lần chú nói rằng tăng sĩ chỉ cần ở chùa, nỗ lực tu hành thôi, vậy là đủ rồi, không cần phải làm ǵ khác hơn! Chú cũng từng phê phán những người đ̣i cải cách hay thay đổi sinh hoạt Phật giáo hoặc muốn Phật giáo phải tích cực dấn thân, kiện toàn tổ chức này nọ…”

“Ừ, tôi đă từng nghĩ vậy.”

“Bây giờ th́ khác rồi, sao vậy?”

Tôi hớp một ngụm trà nóng, không trả lời ngay. Ngoài khung cửa lưới, cành hoa hậu với mấy cái hoa tím đong đưa. Có con chim sẻ hiền lành đang chuyền trên cành. Tự dưng tôi nghĩ đến Như Như. Tôi tự hỏi, có sự can dự nào của h́nh bóng Như Như trong sự thay đổi quan niệm tu tập và hành đạo của tôi chăng? Tôi vẫn thường tra vấn, nghi ngờ chính ḿnh như vậy. Và tự đáy ḷng tôi trả lời: có. Nhưng ư hướng dấn thân mới nẩy sinh trong tôi không phải là để nhắm vào chuyện hoàn tục để rồi lập gia đ́nh với một thiếu nữ nào đó (chẳng hạn Như Như) để sống một đời sống thế tục. H́nh bóng Như Như, con người Như Như, có can dự vào sự thay đổi quan niệm của tôi, có xuất hiện một cách lăng mạn trong đời tôi, cũng chỉ là để đánh thức tôi ra khỏi tâm lư ù ĺ, bảo thủ lâu nay tôi hằng có mà thôi. Nàng đă gián tiếp dạy tôi rằng, thực ra tôi chẳng có chút nội lực đáng kể nào để có thể tự hào, kiêu hănh, khinh ngạo những kẻ vấp ngă t́nh cảm trước đây mà tôi biết. Và điều này cũng đă khiến tôi thức tỉnh, thấy rằng có đọc ngh́n lần đại nguyện độ sanh, tôi vẫn chỉ là bàng quan, đứng ngoài cuộc đời, ôm giữ h́nh thức xuất gia, để mặc cho sinh linh thống khổ… Cho nên, không phải chỉ cần ca tụng việc dấn thân độ đời th́ hạnh lợi tha sẽ viên măn. Phải dấn thân thực sự. Tôi nghĩ vậy.

Và khi nghĩ đến việc dấn thân, tôi không nghĩ đến những chương tŕnh cứu tế xă hội, cho quà cho tiền… mà những tổ chức từ thiện từng làm. Đối với tôi, việc làm đó vẫn chỉ là ngoài da, chưa thực sự được gọi là dấn thân và nó cũng chỉ làm được nghĩa cử xoa dịu chứ không phải là giải quyết được điều ǵ hệ trọng của đời sống nhân quần. Dấn thân đâu phải chỉ là đi băng bó vết thương mà không biết chặn đứng những nguyên do tạo nên vết thương đó. Dấn thân cũng đâu phải là nhảy vào đời để ch́m lỉm trong cuộc sống dung tục tầm thường hoặc để cho các thế lực thế tục kiểm soát, sai sử. Nghĩ đến việc dấn thân, tôi có ngay trong trí tưởng h́nh ảnh của những thiền sư anh hùng, mà tiêu biểu là Tuệ Trung Thượng Sĩ, và gần gũi nhất là thầy Tuệ Sỹ. Dấn thân là đem cả sinh mệnh, tính mệnh và cả bản thể của ḿnh để thể nghiệm tính Phật trong cuộc đời huyễn mộng, chuyển hóa cái vô minh vọng tưởng của các thế lực bạo tàn, biến trần gian khổ lụy thành tịnh độ niết bàn, phụng sự những con người đau khổ trên thế gian với niềm cung kính, trân trọng và đầy yêu thương. Lư do nào con người thơ mộng hiền lành như thầy Tuệ Sỹ lại dấn thân để rồi lâm vào cảnh tù đày? Tất cả đều v́ ḷng thương yêu đối với cuộc đời. Ḷng thương yêu ấy vượt khỏi h́nh thức xuất gia khiến cho các tăng sĩ có thể tạm cởi ca-sa, khoác chiến bào, như từng thấy trong lịch sử. Các thiền sư Việt Nam đă từng góp mặt với đời như thế trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước. Khi quốc gia suy vong hoặc bị nạn ngoại xâm, các ngài không từ chối trách nhiệm công dân, sẵn sàng có mặt, ngay cả trên trận tuyến; khi đất nước yên b́nh, các ngài lại quay trở về với thảo am, với ngôi chùa xiêu vẹo dột nát ẩn ḿnh dưới những tàng cây rậm bóng. Phải chăng lư tưởng dấn thân ấy được un đúc lâu đời để trở thành sinh hoạt truyền thống của tăng sĩ Phật giáo Việt Nam, ăn sâu trong huyết quản của những nhà sư áo vải chay tịnh? Đâu phải chỉ có thầy Tuệ Sỹ và bốn tăng sĩ khác cùng một tổ chức ở Sài-g̣n là bị cầm tù v́ tội đấu tranh cho quyền sống của dân tộc. Trước đó ba năm, ngay khi cộng sản vừa mới chiếm miền Nam, đă có 12 tu sĩ Phật giáo tự thiêu ở miền Hậu Giang. Thầy Phước Viên ở Hải Đức cũng về Huế tham gia một phong trào đấu tranh do Thượng tọa Thiện Tấn lănh đạo, cùng bị tù với một số tăng ni ngoài đó. Thượng tọa Thiện Minh cũng vừa bị bắt giam năm nay v́ tội lănh đạo một lực lượng chống cộng. Những sự kiện trên không những nói lên bi nguyện lợi sanh của những nhà sư Việt Nam mà c̣n chứng minh rằng quốc gia đang lâm vào một thảm họa kinh khiếp đến nỗi những thiền sư áo vải, vốn không mong cầu bất cứ thứ lợi dưỡng, quyền lực  hay danh vọng nào của thế gian, phải tạm gác chuông mơ kinh kệ để dấn ḿnh hành đạo bằng những con đường thế tục.

Tôi rót thêm trà vào tách cho Đức, nói:

“Tôi chẳng biết nói sao để trả lời câu hỏi của chú. Thường thường th́ sự đổi thay quan niệm sống của một người tùy thuộc vào nhiều nguyên do. Có khi v́ tuổi tác và kinh nghiệm. Có khi v́ hoàn cảnh xă hội. Có khi chỉ v́ một chút tâm t́nh riêng tư nào đó. Nhưng tôi hỏi chú một câu nhé, khi nhge quư thầy bị cộng sản bắt bỏ tù… chú cảm thấy trong ḷng thế nào?”

“Thấy tội nghiệp quư thầy chứ thấy sao nữa,” Đức nói rồi bật cười.

“Không, ư tôi… à điều này khó nói thật. Tôi cũng chẳng biết tôi thực sự muốn hỏi chú điều ǵ. Để coi nào… à, ư tôi muốn hỏi là chuyện quư thầy thấy chuyện bất b́nh mà đứng dậy đấu tranh… chú thấy sao?”

“Hết sức cảm động. Hết ḷng kính phục,” Đức nói, giọng chân thật.

Tôi hỏi tiếp:

“Ngoài ra c̣n ǵ nữa?”

Đức lặng thinh, suy nghĩ một lúc:

“Tôi cũng muốn noi gương, muốn làm theo. Có điều… cảm thấy ḿnh bất tài, chẳng làm ǵ được.”

“Tôi không hỏi chuyện chú có kính phục hay noi gương làm theo. Tôi chỉ muốn biết, nếu có thể dấn thân như quư thầy ấy, có phải là có cái ǵ thôi thúc trong ḷng chú, phải không?” tôi lại hỏi dồn. Đức cười, đáp:

“Có ǵ đâu. Chỉ là sự bất b́nh trước cái ǵ trái tai gai mắt, bất b́nh trước áp chế của bạo lực, hay là cái ước vọng đem lại an vui hạnh phúc cho số đông…”

“Đúng, đó chính là nguyên do. Nhưng tôi c̣n cảm thấy có một cái ǵ đó đầy hấp lực ở đàng sau, hay ở bên cạnh cái đại nguyện độ sanh nữa kia. Chú không cảm thấy cái hấp lực đó hở?”

Đức suy nghĩ một lúc, rồi lắc đầu. Tôi nói:

“Không lư nào nó chỉ là tâm lư riêng của tôi. Để tôi nói chú nghe thử xem nhé…”

Tôi đứng dậy, chống hai tay lên cạnh bàn, nh́n ra khung cửa sổ, nói tiếp, và trong khi nói, tôi cũng cảm nghe một nỗi xao động kỳ lạ cuộn lên trong ḷng:

“Bên cạnh đại nguyện lợi sanh cứu đời, muốn tất cả mọi người đều được hạnh phúc, dường như kẻ dấn thân c̣n có cái khát khao được gánh thay tất cả nỗi khổ đau cùng cực của con người nữa. Điều này chúng ta đă đọc ngh́n lần trong điều giác ngộ thứ tám của kinh Bát Đại Nhân Giác. Nhưng mới đây, khi tưởng nghĩ đến chuyện ở tù của quư thầy, tôi mới cảm thấy được cái hấp lực của khổ đau và chướng nạn… Dường như chỉ có chúng mới đánh động được toàn diện cái trường cửu bất biến của thể tính mà thôi. Phải chăng v́ vậy mà một kẻ chưa hoàn toàn giác ngộ cũng có thể có được tâm vô úy? Từ suy nghĩ này, tôi lại có nghi vấn về ḷng từ bi mà thầy Nhất Hạnh hay một số thầy khác đă viết. Ḷng từ bi, theo quư thầy, chỉ được nuôi dưỡng và được lớn mạnh thêm lên nhờ sự trực nhận thường xuyên cái đau khổ của con người, của cuộc đời. Nói vậy th́ ḷng từ bi ấy đă có giới hạn v́ nó cần điều kiện đau khổ để tồn tại. Nếu con người không c̣n đau khổ th́ không có ḷng từ bi sao? Và nếu ḷng từ bi cũng mất c̣n theo sự đau khổ của thế gian th́ ḷng từ bi đó có thể vô biên, vô hạn, vô lượng được sao? Cho nên, chú đừng nói tôi điên khùng nếu tôi nói ra cái ư nghĩ này: thực ra, ngoại trừ những vị Phật và Bồ-tát đă hoàn toàn giải thoát giác ngộ, cái động lực chính thu hút hành giả dấn thân vào việc tế độ là khát vọng thể nghiệm chân như Phật tính ngay trong chính cái đau khổ cùng tột mà bản thân ḿnh gánh chịu chứ không phải là để cứu hết cái khổ cho mọi chúng sinh.”

“Nói như chú th́ ḷng từ bi c̣n có nghĩa lư ǵ nữa,” Đức nói.

“Sao không nghĩa lư. Chú tưởng khát vọng thể nghiệm chân như và hành vi cứu khổ là hai cái khác nhau sao? Tôi đâu có phủ nhận ḷng từ bi. Tôi thấy chỉ là một. Nhưng thôi, cứ cho là hai như chú cũng được. Nếu là hai, tôi cho rằng, ḷng từ bi làm khởi phát hạnh nguyện cứu đời; c̣n cái khát vọng thể nghiệm chân như th́ đẩy xô hành giả thực hiện hạnh nguyện ấy. Thế nên, cái khổ của chúng sinh, chúng ta biết là không bao giờ hết mà vẫn cứ dấn ḿnh vào con đường tế độ với thệ nguyện phải cứu cho hết mới chịu thành Phật! Nghĩa là sao? Biết là đă làm, đang làm và sẽ làm một việc chẳng bao giờ có kết cục, vậy mà cứ làm! Là sao? Là v́ khổ đau và mê vọng của con người, của chúng sinh, chỉ là giả tạo mà thôi; trong khi đó, chân như mới là cái thường tại. Như vậy, dấn thân cứu đời, thực ra là để trực nghiệm cái trường cửu bất biến chứ đâu phải mục đích chính chỉ là để chỉnh đốn hay cứu độ những cái chiêm bao mộng huyễn!”

“Mô Phật… chú nói nghe cũng có lư lắm. Nhưng như vậy th́ việc dấn thân cứu khổ sẽ mang một ư nghĩa khác, phải vậy không?”

“Đối với thế gian, hay nói cho đúng hơn, về mặt dụng, việc dấn thân ấy rơ ràng vẫn mang hạnh nguyên và hành vi cứu đời; chỉ trong cái bề sâu thẳm của tâm thức, hay về mặt thể, người ta biết rằng nó c̣n mang cả ư nghĩa truy cầu Phật tính nữa. Cho nên, bao vị cao tăng trên đất nước này, qua nhiều triều đại, đă nối bước nhau dấn ḿnh vào cứu quốc, hộ dân, bảo vệ đạo pháp. Đâu phải vị nào cũng thành công trong hạnh nguyện cứu đời. Thành công th́ tốt, đất nước yên vui, nhân dân thái b́nh. Nhưng thất bại cũng chẳng sao. Khổ đau nào cũng sẵn sàng gánh chịu. Trước mắt, chúng ta có thầy Thiện Minh, thầy Tuệ Sỹ… các thầy ấy đă thất bại rồi đó. Nhưng họ đang an lạc trong ngục thất, đưa thân ḿnh ra gánh lấy tủi nhục của quê hương, lấy đại nguyện của ḿnh ra mà rửa nghiệp cho dân tộc…”

Tôi nói ngang đó th́ nghẹn. Chúng tôi im lặng một lúc. Đức nói:

“Nếu một ngày nào đó, chú lên đường… nhớ gọi tôi nhé.”

 

 oOo

 

Mời đọc tiếp Chương 13

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back