BỤI ĐƯỜNG

tức Phương Trời Cao Rộng 2

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996

 

(Bản điện tử đăng nơi đây có hiệu đính, lược bớt)

 

oOo

 

 

CHƯƠNG MƯỜI BA

  

Đồi Trại Thủy, đặc biệt là trên con đường Hoàng Hôn và những con đường dẫn lên viện Hải Đức, có hoa nở bốn mùa rất đẹp. Hoa ở đây không phải chỉ nở trong những chậu kiểng trang trí trước sân chùa, quanh các thiền thất và các dăy tăng pḥng, mà là hoa rừng. Hoa rừng đây cũng không phải là các loài hoa dại vô danh mọc chen nhau khắp lưng đồi. Hoa rừng đây là hoa phượng, bằng lăng, ḥe, mai và anh đào… V́ được trồng rất nhiều dọc hai bên con đường Hoàng Hôn, cũng như khắp ṿng đai quanh viện, nên được coi như là hoa rừng. Chúng thay nhau trổ hoa vào mỗi mùa nhất định. Mùa hè có phượng vĩ, mùa thu có bằng lăng, mùa đông có sầu đông và ḥe, mùa xuân có mai và đặc biệt nhất là anh đào. Như vậy, cứ nh́n màu hoa trổ sắc trên những cḥm cây th́ biết là mùa nào vừa đến; nh́n những xác hoa tơi tả rơi trên đường đồi th́ biết mùa nào sắp trôi qua. Mùa hè, đồi Trại Thủy sáng lên màu cam phượng vĩ. Mùa thu, buồn lắng với màu tím của bằng lăng. Mùa đông lại tê tái ủ dột với màu vàng của ḥe và sầu đông. Và mùa xuân th́ rực rỡ hoa mai, nhưng nổi bật nhất vẫn là anh đào với những cành nhánh khô gầy tưởng như đă bị ch́m khuất từ ba mùa trước đó. Nh́n từ xa, màu hoa kết thành từng dải, tụ lại hoặc bảng lảng tỏa ra khắp ngọn đồi. Và khi dạo bước trên đường Hoàng Hôn, khách bộ hành sẽ cảm thấy như đang dạo dưới những tán mây tuyệt sắc.

Bây giờ là mùa xuân của năm 1978. Hoa lá mùa đông chưa mục hẳn trên lớp đất màu mỡ của những ngày đầu năm. Nhưng tôi biết có một khối u t́nh đă được chôn đi theo năm tháng.

Từ ngày rời chùa Linh Phong, không c̣n đi cúng đám suốt ngày nữa, tôi đă trở lại làm việc nơi hăng vị trai, mỗi tuần ba ngày, mỗi ngày từ tám giờ sáng đến mười hai giờ trưa. Tôi trở lại sinh hoạt b́nh thường, không c̣n đeo mang h́nh bóng Như Như thường xuyên và nặng nề như những tháng trước. Chỉ thỉnh thoảng mới thấy gợn lên một chút buồn nhẹ trong ḷng, rồi cũng trôi qua. Công việc của tôi bây giờ lại càng nhàn rỗi hơn trước, có lẽ do Thượng tọa giám đốc thương quí, cất nhắc tôi làm những công việc nhàn rỗi như vậy để có th́ giờ đọc và học thêm—v́ công việc tôi làm là công việc duy nhất của xưởng mà người làm có thể vừa làm việc vừa đọc sách. Công việc mới nhận này có thể nói là chẳng khác ǵ với công việc của các tiểu đồng ngồi canh ḷ luyện đan cho Thái Thượng Lăo Quân trong truyện Tây Du Kư, nhưng thực tế th́ nhàn hơn nhiều. V́ cái ḷ tôi phải ngồi canh là ḷ đốt bằng dầu cặn, có công tắc kiểm soát; c̣n nồi th́ là nồi gang lớn, có nắp đậy, xiết ốc tán, trên nắp có đồng hồ đo nhiệt. Bên trong chẳng phải là thứ cao đơn hay tiên dược ǵ; chỉ là mấy chục cái b́nh sê-rum trong đó nhét đầy mạt cưa (sau khi chưng nấu ba tiếng đồng hồ, các b́nh này được đem vào pḥng thí nghiệm, để cấy meo nấm vào). Hễ thấy đồng hồ lên cao quá th́ vặn lửa bớt xuống một chút. Đủ giờ th́ tắt ḷ, và v́ ḷ c̣n nóng, cứ để đó cho nguội, rồi sẽ có các thầy các cô trong ban làm meo nấm lo tháo ốc, mở nắp ra, đem các b́nh mạt cưa vào pḥng thí nghiệm. Suốt nhiều ngày ngồi canh cái nồi mạt cưa ấy, tôi đă đọc được khá nhiều sách. Làm việc như vậy cho đến ngày hai mươi ba Tết, tôi được cho nghỉ để lo việc quét dọn, lau chùi ở viện.

Ba mươi Tết, sau khi hoàn thành những công tác tại viện, tôi theo thầy bổn sư lên chùa Diên Thọ ở Diên Khánh để cùng chú Quyết lo quét dọn, trang hoàng cho mấy ngày đầu năm. Nơi đây, có các nữ Phật tử ngang tuổi tôi, cũng là đệ tử của thầy tôi, đến phụ giúp công việc cho chùa. Thỉnh thoảng, các cô ấy cũng chuyện tṛ thân mật, vui vẻ với các chú ở chùa trong t́nh đồng đạo, đồng sư. Họ cũng có nét xinh tươi quyến rũ của nữ phái và đôi khi, có cô có ư làm quen, kết bạn với tôi mà ḷng tôi cảm thấy lạnh băng, không hứng thú, không rung động. Có lẽ tim tôi cũng có điều kiện và lư lẽ riêng của nó: giống như cây rừng trên đường đồi Trại Thủy, chỉ nở hoa cho một mùa và một không gian nhất định nào đó. Cũng có thể nó khác cây rừng ở chỗ nó chỉ trổ sắc một lần rồi chết luôn. Nếu thực là vậy th́ tâm tư tôi sẽ thoải mái, dễ chịu hơn, và cuộc đời tu hành của tôi may ra có triển vọng được sáng sủa hơn.

Mồng hai Tết, tôi về thăm nhà. Hai năm rồi, những người trong gia đ́nh tôi vẫn không thay đổi, không có tiến bộ ǵ hơn về chuyện sinh nhai. Cho nên không khí Tết ở nhà vẫn tiêu điều ảm đạm như hai năm trước tôi về thăm. Ba tôi lúc ấy đă trên sáu mươi. Nếu ông ấy c̣n khả năng làm việc, ông cũng không chịu làm việc cho chế độ mới này. Nghe mẹ tôi nói, những người bạn văn thơ cũ của ông từ Bắc vào như Chế Lan Viên, Vũ Đ́nh Liên, Phạm Huy Thông, Trần Thanh Mại, Trần Thanh Địch… đă đến thăm và có nhă ư sẽ đề bạt ông một vài công việc ǵ đó trong viện kiểm sát của thành phố, nhưng ông đă chối từ. Ông thà chết đói, ngồi vấn thuốc rê ở xó bếp, nh́n bâng quơ lên trời, hoặc nh́n đăm đăm vào một vết ố nào đó trên vách bếp. Anh Hậu, giáo sư trung học, đi theo toán phu kiều lộ để làm đường, chỉ kiếm được gạo ăn tiêu chuẩn (mỗi tháng chừng mười kí lô), ngoài ra, chẳng có lương hướng ǵ. Chị Thuần th́ đi dạy các lớp bổ túc văn hóa trong khóm phường. Dạy miễn phí. Dạy để được nhà nước nh́n nhận là gia đ́nh này sẵn sàng làm việc chứ không ai muốn ở không ăn bám xă hội. Chị Hồng, cũng giáo sư trung học và đă từng là ca sĩ có danh một thời ở Sài G̣n vào những ngày cuối cùng của chế độ trước, t́m việc làm măi không được, bèn trở vào Sài G̣n nhờ bạn bè kiếm việc giúp. Hiếu và Hữu, anh và em trai kế của tôi, đă t́nh nguyện đi kinh tế mới Nhiễu Giang sau khi trải qua bao khổ nhọc từ đoàn Thanh Niên Xung Phong, từ đủ các nghề lao động tay chân mà vẫn không đủ sống và không được nh́n nhận là công nhân chính thức, cán bộ nhà nước muốn sa thải lúc nào tùy hứng. Ba đứa em khác của tôi th́ hăy c̣n nhỏ. Cả lô người ấy, quần tụ trong một căn nhà nhỏ để ăn Tết, tuy rằng ấm cúng thật đó, nhưng cũng se ḷng làm sao. Ở nhà chỉ có trà để tiếp khách. Và có lẽ tôi là “người khách” duy nhất của gia đ́nh trong thời gian ấy. Người ta ái ngại không dám đến thăm gia đ́nh tôi không phài v́ sợ vạ lây với một gia đ́nh “ngụy quyền” mà c̣n sợ vô t́nh đụng chạm đến thể diện của gia đ́nh tôi nữa—họ không muốn gây khó xử cho gia đ́nh tôi trong việc tiếp đăi họ vào những ngày đầu năm mà theo tập tục truyền thống, ít nhất cũng phải có bánh mứt hay rượu thịt ǵ đó để chung vui. Tôi ngồi uống trà với ba tôi một lúc ở cái bàn gỗ duy nhất c̣n lại trong nhà. Chừng nửa giờ sau, tôi không chịu đựng nổi nữa, đứng dậy, có bao nhiêu tiền lương, tiền thưởng ăn Tết của hăng vị trai, tiền ĺ x́ của thầy, tôi móc ra hết, đưa cho mấy đứa em, dặn chia cho cả nhà, rồi tôi về. Tôi đâu dám đưa tiền cho ba mẹ hay các anh chị lớn của tôi. Chỉ có thể mượn danh nghĩa “ĺ x́” đầu năm mấy đứa em để giúp được gia đ́nh chừng nào tốt chừng đó. Trên đường về, tôi c̣n hối hận đă từng tốn tiền mua đàn, sáo, và quá nhiều sách… trong hai năm trước. Đáng ra, tôi phải sống hết sức đạm bạc và không nhu cầu như tôi đă từng đơn giản như vậy từ những ngày ở Hội An. Nếp sống đạm bạc, đơn giản, không những là một phương thức để chế ngự thân tâm rất cần thiết cho những kẻ xuất trần, mà c̣n là cách hay để chia sẻ niềm đau với những người khổ nạn, nghèo đói trên cuộc đời. Cứ nh́n gia đ́nh tôi th́ tự khắc biết ngay dân tộc tôi, đất nước tôi hiện nay như thế nào. Hiện trang ấy, không cho phép tôi sống theo ư thích của bản thân nữa.

 

 

Ô

 

Trước khi về viện, tôi ghé thăm chú Đức ở tịnh thất của chú. Thấy tôi từ xa, Đức vui mừng bước ra đón:

“Chào thiền sư thi sĩ năm mới.”

“X́, đừng nói vậy nghe xấu hổ quá. Mấy ngày Tết chú nằm nhà chứ không đi đâu sao?”

“Không. Chú c̣n có gia đ́nh ở đây để đi thăm chứ tôi có ai đâu. Nằm nhà đọc sách thôi.”

“Vậy c̣n sướng nhiều. Thăm gia đ́nh chỉ thấy ḷng nặng trĩu thêm mà chẳng giúp được ǵ.”

“Sao vậy? Ở nhà có chuyện hả?”

“Chuyện ǵ đâu. Thất nghiệp đó mà.”

Đức nấu nước sôi chế trà, lấy mứt và hạt dưa ra mời tôi. Tôi buồn bă nói tiếp:

“Chẳng hiểu họ sẽ đối xử với quân nhân và giới chức của chế độ trước bằng thái độ thù hằn như vậy cho đến lúc nào mới dứt. Chú biết không, mợ tôi có ba người con gái lấy ba người chồng sĩ quan. Ba anh đều là thiếu tá. Một anh ngành Quân y, một anh Công binh Chiến đấu, một anh Không quân. Ba anh đều bị bắt đi tập trung cải tạo. Khiếp thật! Ba năm rồi, chẳng thấy về. Vậy mà ở nhà ai cũng tưởng đi chừng một, hai tuần. Cứ xét từ gia đ́nh thân quyến của tôi th́ phỏng đoán được trong cả nước ít nhất cũng phải có hàng trăm ngàn người bị bắt đi tập trung như vậy. Thực là một sự phí phạm. Chắc chú cũng biết là sĩ quan và công chức cao cấp của chế độ trước đa phần có khả năng, học thức. Giam hết họ vào tù và bạc đăi họ hàng thân quyến của họ th́ đất nước này lúc nào mới ngóc đầu lên được!”

Đức góp lời:

“Đúng là một chế độ ấu trĩ, xuẩn ngốc!”

“Không phải xuẩn ngốc. Phải nói là bệnh hoạn! Đức à, máu ǵ chảy trong thân tôi sao mà nóng quá…”

“Thôi, nhịn đi chú ơi. Cái nghiệp của dân tộc như vậy, phải chịu thôi.”

“Nói vậy đâu được. Cái gọi là nghiệp dĩ, tức là nghiệp đă được định, đă kết thành quả th́ không đổi được, nhưng cái nghiệp nhân chưa gieo, hoặc mới gieo, th́ đổi được chứ. Đứng vào thời điểm này mà nói, miền Nam hay cả nước rơi vào tay cộng sản là nghiệp dĩ của dân tộc, phải chịu, tôi đồng ư. C̣n từ bây giờ về sau th́ sao? C̣n về chính sách của một chế độ th́ sao? Cái đó lúc nào cũng có thể trở lại bước đầu và được coi như là nghiệp nhân mới gieo, hoặc sắp gieo, có thể sửa đổi được chứ. Nếu họ không muốn sửa th́ người dân phải sửa. Nếu họ không muốn làm, người dân phải làm.”

Đức ngó tôi, sửng sốt, xua tay nói:

“Thôi chú ơi. Họ sử dụng bạo lực sắt máu như vậy th́ dân nào mà dám hó hé. Uống trà đi. Nói chuyện khác cho khuây khỏa. À, lâu nay chú có gặp chú Thể không?”

“Không, chú ấy sao rồi?”

“Tôi mới gặp hôm qua. Dạo này chú ấy sướng rồi.”

“Ǵ mà sướng?”

“Thầy Trừng Hùng cho tiền chú Thể và chú Xứng đi học kèm toán và Anh văn.”

“Cái ǵ? Có chuyện đó thực sao?”

“Thực, ai nói dối chú làm ǵ. Chú Thể khoe với tôi như vậy mà.”

“Lạy Phật! Tạ ơn trời đất đă xoay chuyển cục đá thành đóa hoa. Hay quá! Nguyên do nào khiến thầy Trừng Hùng thay đổi dữ vậy?”

“Chẳng biết nữa. Có thể nghe Phật tử thân tín nào đó đề nghị. Cũng có thể do gia đ́nh thầy ấy yêu cầu. Chú Xứng em ruột thầy Trừng Hùng từ Huế vào ở lại chùa Linh Phong mà. Lo cho em th́ phải lo luôn cho chú Thể chứ.”

“Dù là vậy cũng quư hơn xưa nhiều lắm. Mừng cho chú Thể.”

“Chưa hết đâu, thầy Trừng Hùng c̣n có một thay đổi lớn nữa đó.”

“Ǵ nữa?”

Đức nói nhỏ giọng xuống:

“Chú Thể nói là thầy Trừng Hùng đang lo cho chú Xứng và cả chú Thể đi vượt biên.”

“Quá hay! Vậy là tôi tin thầy Trừng Hùng đă thay đổi hoàn toàn thành con người khác rồi đó. Chú thấy không, cách nay nửa năm thôi, tụi ḿnh hăy c̣n khốn đốn với thầy ấy, vậy mà bây giờ thầy ấy cởi mở, tiến bộ… hỏi sao không mừng. Dĩ nhiên là chuyện thay đổi của thầy ấy không c̣n ảnh hưởng hay quan hệ ǵ đến tụi ḿnh nữa, nhưng từ nay các chú ở chùa Linh Phong sẽ thoải mái nhiều.”

 

Ô

 

Nửa năm trước, tôi đang ở viện th́ chú Thể từ chùa Linh Phong qua, đem theo lệnh của thầy Trừng Hùng:

“Thầy Trừng Hùng bảo chú và chú Đức bắt đầu từ đêm nay phải về ngủ tại chùa Linh Phong. Ban ngày đi đâu làm ǵ th́ làm, ở đâu th́ ở, nhưng ban đêm phải về ngủ bên đó. Chú có gặp chú Đức th́ nhắn giùm chuyện đó luôn nghe. Thầy ấy c̣n nói mấy chú không chịu về ngủ đêm ở chùa Linh Phong th́ tên các chú bị gạch khỏi sổ hộ khẩu ngay. À, thầy c̣n dặn là các chú phải về chùa trước tám giờ tối.”

“Được rồi. Cám ơn chú. Để tôi nhắn chú Đức. Tối nay chúng tôi qua. À, lâu nay có ai đến hỏi tôi không?”

“Có mà không.”

“Là sao?”

“Có là người đó có đến. Không là v́ người đó không vào chùa, cứ lảng vảng ở bậc tam cấp một lúc rồi về, không chịu hỏi ai hết. Phải chi người đó vào chùa hỏi tôi một tiếng th́ có câu trả lời rơ ràng của tôi rồi, đàng này… không chịu vào. Tôi đâu dám tự động bước ra hỏi thăm. Người đó đến chừng ba, bốn lần, rồi không thấy đến nữa.”

 

Kể từ hôm đó, cứ bảy giờ tối, chúng tôi cùng đến chùa Linh Phong, mỗi đứa một cái đăy, mang theo cái y (ca-sa), mùng và một cuốn sách để đọc. Ba giờ rưỡi khuya, khi thầy Trừng Hùng và chú Thể tụng thời công phu, tôi và Đức rời chùa trở về viện và tịnh thất. Mấy đêm đầu chúng tôi bật đèn nê-ông bên dăy nhà Đông để ngồi đọc sách nơi cái bàn lớn. Nhưng một đêm nọ, thầy Trừng Hùng bảo chú Thể gọi chúng tôi qua dăy nhà Tây.

“Thầy bảo các chú có học hay đọc sách ǵ th́ qua bên nhà Tây ngồi đọc nơi bàn khách cho đỡ tốn điện. Đèn nê-ông bên đó có sáu tấc thôi, đèn bên này mươi hai tấc tốn điện lắm. Với lại cũng là học với đọc sách thôi sao không dồn lại một chỗ lại chia làm hai bên tốn hai cái đèn!”

Chú Thể nói mà giọng nghe có vẻ mỉa mai, buồn cười. Tôi và Đức đành theo chú, đem sách qua nhà Tây mà đọc. Thấy chúng tôi cũng có vẻ ngoan ngoăn, biết sợ, thầy Trừng Hùng được trớn, lấn lướt thêm:

“Thằng Đức đọc sách ǵ vậy?”

“Pháp Hoa Huyền Nghĩa”, Đức đáp

“C̣n thằng Khang?”

“Sách của… Krishnamurti,” tôi đáp.

“Là ai, sách Tây hả?”

“Không, sách bằng tiếng Việt.”

“Chứ mi mới nói chi mà kít-na kít-ni đó. Đưa tao coi. Sách này đó à? Ông này là ai, có phải Phật giáo không?”

“Không,” tôi đáp.

“Vậy sao mi đọc? Không lo đọc kinh. Bộ kinh Phật không đủ cho mi đọc hay sao? Bộ mi đọc hết tam tạng kinh điển của Phật giáo rồi sao?”

“Đâu phải đọc hết kinh Phật rồi mới được đọc sách ngoài! Cũng phải đọc sách này sách nọ mới mở rộng được kiến văn chứ!”

“Không có căi! Tao nói mà mi căi à? Không phải trong Luật Sa-di nói là sa-di bọn bây không được đọc sách ngoài sao! Bọn mi học luật rồi mà không biết chuyện đó ư?”

“Biết chứ, nhưng cũng có trường hợp biệt lệ; vả lại luật Sa-di đó cũng xưa lắm rồi, có nhiều điều cần phải sửa đổi cho hợp với thời nay th́ mới ổn,” tôi nói.

“Không có biệt lệ cho ai hết. Mi học ai, học ở đâu mà nói có biệt lệ mà c̣n đ̣i sửa chữa luật? Luật của Phật nói mà mi muốn sửa à?”

“Giới th́ không sửa được, nhưng luật, nhất là các oai nghi, các nghi thức sinh hoạt, đâu phải lúc nào và chỗ nào cũng giống nhau, cho nên phải tùy theo thời đại, theo hoàn cảnh mà châm chước chứ. Mà cuốn luật Sa-di Oai Nghi trích từ Bách Trượng Thanh Quy, chỉ là một cuốn nội quy sinh hoạt thôi. Nội quy ấy được đặt ra cho các thiền viện bên Tàu thời xưa, ḿnh lấy theo đó mà thôi, có phải chính xác của Phật dạy đâu! Các Tổ đă có thể tự đặt ra luật được th́ chư tăng thời nay cũng có thể thay đổi được chứ sao không.”

“Không nói nhiều. Tao muốn hỏi cuốn luật Sa-di mi thuộc hết chưa?”

“Dĩ nhiên là thuộc từ lâu rồi. Thầy cũng đă biết là trước khi rời Nha Trang ra Hội An tham dự Phật học viện ngoài đó th́ con đă thuộc hết các cuốn luật rồi mà,” tôi đáp.

“Vậy đọc tao nghe từ đầu đến cuối xem,” thầy Trừng Hùng bảo.

“Tại sao thầy muốn con đọc chứ?” tôi hỏi lại.

“Cứ đọc hết đi rồi tao nói.”

“Để khi nào có giới đàn tỳ-kheo, con đọc tại giới trường cho thầy nghe,” tôi bướng bỉnh nói.

“Không, đọc tao nghe ngay bây giờ, coi mi có thuộc luật, có hiểu kinh Phật không mà đ̣i đọc sách ngoài,” thầy Trừng Hùng gắt.

Tôi không kềm được vô lễ, nói cứng:

“Tôi không có bổn phận phải trả bài cho thầy,” (lần đầu tiên tôi dùng chữ tôi để xưng hô với thầy ấy), hơn nữa, học luật chủ yếu là để thực hành, chứ thực ra đâu cần phải thuộc ḷng; miệng thuộc mà tâm ư, lời nói hành động chẳng có chút oai nghi, chẳng đúng chánh pháp th́ thuộc ḷng cũng vô ích mà thôi.”

“Mi nói xéo tao đó hả?”

“Sao thầy lại nghĩ là tôi nói xéo nói xiên? Đó là sự thực. Đến một lúc nào đó, giáo sản, giáo chế, và ngay cả giáo lư cũng cần phải được cải cách, tu chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh và căn cơ của con người thời đại. Thầy Nhất Hạnh có ngỏ lời kêu gọi như vậy trong Đạo Phật Hiện Đại Hóa, thầy đọc rồi mà?” (tôi phải mượn uy danh thầy Nhất Hạnh để đánh thức thầy Trừng Hùng, v́ thầy Trừng Hùng luôn ngưỡng mộ và hănh diện đă được xuất gia ở chùa Từ Hiếu, Huế, nơi xuất gia thuở xưa của thầy Nhất hạnh).

“Thực có điều đó sao? Thầy Nhất Hạnh mà có ư làm chuyện đó sao? Ừ, mà nếu có th́ cũng đúng. Thầy Nhất Hạnh học rộng hiểu nhiều, có thể và có quyền làm chuyện đó; c̣n mi, mi chỉ là thằng điệu thôi, phải lo trau dồi bốn cuốn luật, học chữ Hán, đọc kinh… đọc suốt đời cũng chưa hết kinh Phật, làm sa-di suốt đời chưa chắc nên thân, bày đặt đ̣i hỏi cải cách cái chi!”

“Tôi không có đ̣i cải cách. Tôi nói vậy chẳng qua chỉ muốn nhắc thầy biết rằng, tôi không có bổn phận phải đọc kinh luật kiểu trả bài cho thầy nữa. Tôi có mặt ở đây không phải để thầy dạy những bài học vỡ ḷng của thời c̣n chú tiểu nữa đâu.”

“Vậy th́ đi khuất mắt tao, đừng bao giờ bén mảng đến chùa này nữa, đừng có bất cứ liên hệ ǵ với chùa này nữa,” thầy Trừng Hùng dằn từng tiếng.

Tôi hiểu ư thầy muốn hăm dọa tôi về chuyện hộ khẩu. Căi lời thầy th́ thầy sẽ đến công an khóm phường xin gạch tên tôi. Điều này trước đây tôi rất sợ, bỗng dưng lúc này, tôi đâm liều, nói:

“Thầy cứ nói thẳng ra là thầy muốn gạch tên tôi khỏi sổ hộ khẩu đi, phải vậy không? Đâu cần phải nói úp mở! Thưa thầy, nếu thầy làm vua của cả cơi Ta bà này th́ một ngày nào đó thầy cũng phải từ bỏ nó để giải thoát; nói chi cái tên ghi trong một cái hộ khẩu! Thực ra… tại sao tôi phải dính vào cái chùa này chứ? Tại sao mỗi đêm tôi phải xách mùng từ viện qua đây ngủ chứ? Nói cho cùng th́ cũng chỉ v́ bảo vệ cho một cái tên mà thôi. Bây giờ tôi không cần cái tên đó nữa. Thầy cứ mặc t́nh bôi xóa, gạch tẩy ǵ đó th́ cứ làm.”

Nói rồi tôi đứng dậy, rời khỏi bàn, bước ra sân. Tôi c̣n nghe tiếng thầy Trừng Hùng nói vói phía sau:

“Ừ giỏi, đi luôn đi. Ngày mai mi sẽ không c̣n cái tên ở hộ khẩu chùa này nữa.”

Nghe vậy, tôi càng mạnh dạn đi luôn xuống núi, trở về viện. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nói nhiều và ngang ngạnh nhất để bày tỏ quan niệm, bày tỏ sự bất măn của ḿnh đối với cung cách giáo dục của thầy Trừng Hùng.

Khoảng bốn giờ rưỡi khuya hôm ấy, chú Đức đến gơ cửa pḥng tôi. Đức nói đêm trước chú tính chạy theo tôi nhưng bị thầy Trừng Hùng ngăn cấm.

“Chú liều quá, lỡ ông ấy làm thiệt th́ phiền lắm. Có cứng th́ cũng phải cứng đúng lúc, khi nào có hộ khẩu chỗ nào đó cho yên thân đă rồi mới bỏ hộ khẩu ở chùa Linh Phong được.”

“Tôi nghĩ là đúng lúc để nói điều đó rồi. C̣n chờ đến bao giờ nữa. Thầy ấy cứ lấy cái hộ khẩu để kiểm soát, hăm dọa ḿnh hoài. Làm vậy chẳng khác ǵ mượn oai chính quyền để chèn ép huynh đệ trong chùa mà thôi.”

“Th́ biết vậy rồi, nhưng ḿnh cũng phải ẩn nhẫn một chút chứ, chú từng nhắc tôi điều đó mà! Ẩn nhẫn. Chưa phải lúc đâu. Gắng giữ cái hộ khẩu cho đến khi có hộ khẩu khác hoặc ít nhất cũng phải đến lúc làm xong cái giấy chứng minh nhân dân chứ không th́ phiền lắm. Ra đường công an hỏi tới là dính vô tù ngay.”

“Vô tù cũng được có sao đâu. Tôi muốn vào tù để tu một thời gian.”

“Thôi đi chú à. Đừng có đùa như vậy có ngày bị tù thực đó.”

“Tôi đâu có đùa. Không phải rằng hiện tại chũng ta cũng đang bị tù sao? Chú không thấy cái hộ khẩu cũng là một h́nh thức tù đày à? Có vô tù th́ chẳng qua cũng chỉ là chuyển hộ khẩu thôi, có khác ǵ đâu chứ!”

“Ừ th́ bản chất cũng có vẻ giống nhau đấy, nhưng dù sao, ở ngoài vẫn thoải mái hơn ở tù mà. Gắng thêm một thời gian đi. Tối nay qua đó ngủ lại. Nhịn ông ấy cũng giống như tránh voi, chẳng hổ mặt đâu. Ông ấy cũng đáng tuổi sư huynh ḿnh mà. Hồi năy trước khi tôi rời chùa, ông ấy có kêu tôi lại nói chuyện.”

“Nói cái ǵ vậy?”

“Nói rằng: từ nay mấy đứa bây muốn làm chi đó th́ làm, tao không nhắc nhở kiểm soát chuyện học hành hay đọc sách báo chi nữa; nhưng nói thằng Khang buổi tối qua đây ngủ.”

“Vậy th́ cũng có ǵ đổi thay đâu.”

“Có đó chứ. Chuyện học, đọc sách, ổng cho ḿnh tự do rồi đó, không kiểm soát nữa. Ḿnh chỉ về đó để ngủ đêm cho khỏi phiền chuyện hộ khẩu mà thôi.”

“Trời đất! Cái quyền tự do học và đọc sách là cái quyền của tôi, tôi phải có cái quyền đó, thầy ấy đâu có cho tôi được. Nói điệu đó sao nghe giống mấy ông cộng sản quá. Cứ cấm ngặt mọi thứ rồi lâu lâu nới ra một chuyện nhỏ, coi như là đă cho người ta cái quyền tự do rồi vậy!”

“Thôi th́ người ta cho ḿnh được cái ǵ th́ hưởng cái đó, từ từ rồi được thêm cái tự do khác. Nhịn thêm một thời gian đi. Thầy ấy nói vậy là đă nhường chú một bước rồi đó, chú nhường lại một bước cũng đâu có sao, phải không? Hơn nữa, không lẽ chú đành để tôi đi một ḿnh sao! Mỗi tối xách mùng qua đó ngủ mà không có chú đi chung để tṛ chuyện, tôi thấy chán lắm đó.”

Cuối cùng, tôi cũng xiêu ḷng. Và đêm hôm đó, tôi lại cùng chú Đức đem mùng qua chùa Linh Phong ngủ. Không bị ràng buộc bởi chuyện tập trung tại nhà Tây để học và đọc sách, tôi và Đức thấy không cần thiết phải đến sớm; v́ vậy, thay v́ đến chùa Linh Phong trước tám giờ như trước đó, chúng tôi đến trước mười giờ đêm—giờ mà theo người ta nói, công an bắt đầu các cuộc lùng xét, kiểm tra hộ khẩu. Đến chùa vào giờ đó, chúng tôi không bao giờ giáp mặt thầy Trừng Hùng. (Từ chín giờ tối, thầy ấy có khóa tŕ tụng thần chú Chuẩn Đề trong pḥng riêng đâu chừng một giờ trước khi ngủ. Thời khóa ấy được thầy tinh tấn ǵn giữ, không bao giờ bỏ qua—và có thể nói đây là đức tính cao quư duy nhất có được nơi thầy ấy đến nỗi dù đă nhiều lần bất b́nh, tỏ vẻ cứng đầu, nói nghịch ư thầy ấy, tôi vẫn dành phần quư kính thầy ấy về cái hạnh tinh tấn này.) Chúng tôi chỉ cần gơ cửa bên nhà Đông, chú Thể mở cho chúng tôi vào giăng mùng ngủ. Ba giờ rưỡi khuya, khi chú Thể thỉnh đại hồng chung th́ chúng tôi rời chùa. Thầy Trừng Hùng chỉ biết được chúng tôi có mặt tại chùa qua lời tŕnh của chú Thể. Nhưng một đêm nọ, chúng tôi gơ cửa nhà Đông như thường lệ th́ chú Thể mở hé cánh cửa, ló đầu ra nói:

“Mấy chú ơi, thông cảm cho tôi nghe. Tôi không dám để mấy chú vào. Thầy Trừng Hùng dặn đến chín giờ tối th́ đóng cửa, khóa kỹ, không cho ai vô nữa. Thầy nói mấy chú đến trước giờ đó th́ cho vô, không th́ thôi. Nếu mấy chú đến trễ mà tôi cho vô th́ thầy ấy đuổi cổ tôi ra khỏi chùa.”

“Không sao đâu, tôi hiểu mà, chú cứ đóng cửa đi. Thầy Trừng Hùng có hỏi th́ nói có chúng tôi đến, ngủ ngoài hiên này cũng được,” tôi nói với chú Thể.

Thế là chúng tôi bẻ mấy nhánh táo nhơn mọc đầy phía sau núi, làm chổi quét sơ thềm hiên phía sau cửa nhà Đông, giăng mùng ngủ dưới đất. Chú Thể ló đầu ra cho chúng tôi mượn chổi, lại c̣n cung cấp giây cho chúng tôi nối thêm mà mắc mùng vào mấy trụ hiên to lớn của dăy nhà Đông. Thềm hiên này hướng về phía biển, có gió lồng lộng suốt đêm. Không có chiếu, chúng tôi phải dùng sách cùng với đôi dép để chận cho chân mùng khỏi bị gió tốc lên. Hai tháng đầu, kể ra cũng khá thú vị khi được nằm ngoài hiên nh́n ngắm trăng sao trước khi ngủ; nhưng mấy tháng liền tiếp theo đó th́ trời đă vào đông, thỉnh thoảng lại có một đêm mưa, chúng tôi thường bị mưa tạt ướt sũng cả mùng màn và áo quần, phải chạy băng trong mưa, ṿng qua mé hiên trước cửa nhà Đông mới khỏi bị ướt thêm và mới tránh bớt được những cơn gió lạnh cắt. Dù vậy, chúng tôi vẫn cứ run lên cầm cập. Ngay cả các phương pháp tập trung hữu hiệu nhất cũng không chế ngự được cơn run lạnh ấy. Chúng tôi đứng co ro như vậy mà chờ sáng. Có lần đứng nấp mưa dưới mái hiên, Đức nói: “Đôi lúc thấy ḿnh giống như bọn trẻ mồ côi. Xa gia đ́nh mà rồi ở chùa lại chẳng được yên thân tu học.” Tôi lặng thinh, chẳng biết nói ǵ để an ủi chú. Chú ấy lớn hơn tôi những sáu tuổi mà t́nh cảm gia đ́nh hăy c̣n nặng lắm. Hễ có chuyện ǵ buồn tủi th́ lại nhắc đến gia đ́nh ruột thịt. Có lẽ v́ gia đ́nh chú ở xa hơn gia đ́nh tôi.

Dù sao, chính nhờ thời gian ngủ ngoài hiên một cách tự do và có vẻ như chẳng c̣n liên hệ ǵ đến những người trong chùa, chúng tôi dần dần cảm thấy không cần thiết phải có mặt ban đêm ở cái hiên sau của nhà Đông nữa. Tôi cứ việc ngủ lại ở bên viện Hải Đức và chú Đức th́ cứ việc ngủ lại ở tịnh thất của chú. Chuyện mang mùng đi ngủ đêm đă chấm dứt và câu chuyện về hộ khẩu cũng không c̣n được nhắc đến một cách nghiêm trọng nữa ngoại trừ khi có đợt bầu cử; lúc đó, chúng tôi được chú Thể thông báo phải qua chùa Linh Phong lấy thẻ cử tri từ thầy Trừng Hùng để đi bầu.

Cũng không thể quên được là sau đó một thời gian ngắn, có lần chú Thể bị thầy Trừng Hùng đánh bằng roi khá nặng tay, phải chạy xuống núi, không dám quay trở lại. Nguyên do ǵ th́ chẳng biết. Tôi chỉ nghe chú Đức kể lại là chú Thể bỏ chùa Linh Phong, lang thang và ngủ đêm ở thềm hiên chùa Tỉnh hội, đói khát nóng lạnh chẳng ai hay biết. Cuối cùng, v́ chẳng biết phải đi đâu và cũng v́ sợ bị gạch tên khỏi sổ hộ khẩu, chú Thể đă quay về với thầy Trừng Hùng…

 

Ô

 

Ôn lại những chuyện xảy ra tại chùa Linh Phong thời gian gần nhất, tôi sung sướng nghe được tin thầy Trừng Hùng cuối cùng cũng đă thay đổi. Ít ra cũng phải có người hoặc một hoàn cảnh đặc biệt nào đó làm lung lay cái khối sắt ấy. Tôi hứng cảm nói với Đức:

“Chú thấy chưa, thầy Trừng Hùng có thể thay đổi được th́ suy ra, cái nghiệp khổ đau của dân tộc này cũng có cơ hội chuyển hóa được. Tôi tin rằng với tấm ḷng cùng trải ra một cách chân thành và tha thiết với quê hương, có ngày người dân sẽ rửa nghiệp được cho cả nước.”

Đức nh́n tôi một lúc rồi nói:

“Chú dạo này sao hay nhắc đến chuyện quê hương, dân tộc, với rửa nghiệp… quá há? Tôi e có ngày chú không thèm làm thi sĩ hay thiền sư nữa mà sẽ làm chí sĩ đó!”

Tôi cười, từ giă Đức để về viện. Đức tiễn một đoạn, rồi bỗng nói:

“Có người hỏi thăm là Tết này chú có về Nha Trang thăm chùa và gia đ́nh không.”

“Ai vậy?”

“Như Như chứ c̣n ai nữa. Tội nghiệp cô ấy, cứ nghĩ là chú đi Hội An.”

“Như Như đâu có gặp chú Thể, làm sao nghĩ được là tôi đi Hội An?”

“Tôi nói. Chú cũng có dặn tôi nói vậy, không nhớ à? Tôi đành phải nói dối với cô ta chứ sao.”

Tôi thở dài, và bỗng dưng lại nghe quặn lên một mối đau nhẹ trong ḷng.

“Tôi đâu c̣n biết phải làm sao,” tôi nói với Đức.

“Làm vậy là đúng rồi chứ làm sao nữa. Có điều chỉ tội nghiệp cho Như Như. Trông cô ta buồn lắm. Mỗi lần thấy tôi đến là mắt cô ta như chực khóc. Thấy tôi th́ nhớ chú đó mà.”

“Vậy chú đă trả lời Như Như thế nào?”

“Trả lời cái ǵ? À, trả lời chuyện chú về Nha Trang ăn Tết đó hả? Trả lời không biết.”

“Ừ, vậy đi. Không biết ǵ hết. Để cô ấy chôn luôn tôi đi, như tôi đă chôn cô ấy vậy.”

“Nói ǵ nghe thấy ghê quá! Chôn! Nói quên nghe được hơn chứ.”

Tôi cười ruồi, không nói, đi thẳng về hướng viện. Vừa đi tôi vừa nghĩ: đâu thể quên được cái không thể quên; chỉ có thể chôn lấp nó bằng gió băo thời gian và đất cát không gian mà thôi. 

 

 oOo

 

Mời đọc tiếp Chương 14

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back