NGƠ THOÁT

tức Phương Trời Cao Rộng 3

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996

 

 

oOo

 

 

 

Bến xa ngun ngút mây trời

Cung đàn đứt nhịp trận cười ngang cơn

Bờ kia bến nọ hai đường

Ḍng sông chảy mộng htrường nửa canh.

Phù Du

 

 

 

 

CHƯƠNG MỘT

 

 

Mặt trời chưa mọc nhưng bên ngoài đă sáng ửng. Buổi sáng chủ nhật ở khu xóm này dường như không có dấu hiệu của sinh hoạt con người. Chỉ nghe tiếng chim ríu ra ríu rít trên những hàng cây cao. Lá cây ướt đẫm, tưởng chừng vừa được tắm dưới một cơn mưa. Thực ra chẳng có cơn mưa nào đêm qua cả; chỉ có sương mai kéo xuống thấp, mù tỏa cả một vùng gia cư lụp xụp đang c̣n an giấc. Chú nhện trên nhánh muồng trâu có lẽ đă h́ hục giăng cho xong cái lưới khổng lồ suốt đêm qua nên bây giờ hăy c̣n mỏi mệt thu nhỏ người lại, ngủ vùi ở ṿng tâm của màng lưới. Nếu chú thức dậy sớm như tôi sáng nay, hẳn chú sẽ có dịp thưởng thức sự kết tụ kỳ diệu của những hạt sương sớm, tạo thành những chuỗi ngọc trai nhỏ, long lanh, óng ánh, ngang dọc theo những đường tơ mịn màng do chính chú dệt nên.                  

Con đường đất đỏ chạy ngang trước cổng là con đường duy nhất của xóm nhỏ này dẫn ra lộ chính, vắng hoe. Tôi thanh thản nhấp từng ngụm trà nóng. Chờ đợi.

Tất cả đều đổ vỡ, tan nát, hỏng. Tôi sẽ làm lại từ đầu kể từ hôm nay. Một người đàn ông, xấp xỉ sáu mươi, sẽ đến đây, chở tôi đi.

Bao nhiêu chuyện cũ, bao nhiêu thăng trầm bảy năm qua, dường như đă tiêu tăm, mất dạng theo nước qua cầu. Chỉ có bóng h́nh mới nhất, biến cố đau thương mới nhất, là c̣n chồi dậy, nhập nḥa ẩn hiện theo cái mạng nhện ướt sương, hay theo những nhánh dâm bụt thưa thớt nơi bờ rào.

Không phải tôi không tận t́nh khơi dậy những chuyện cũ. Chỉ v́ từ nhiều năm nay, tôi  bắt đầu lao ḿnh vào những toan tính và sinh hoạt  mới hơn trên đất lạ miền nam, nên không c̣n chút thời giờ thơ mộng nào để những kỉ niệm xưa được sống lại một cách trọn vẹn. Kư ức tôi như cái thùng hồ sơ của một chàng thư  kư bận bịu thiếu ngăn nắp, được sắp theo thứ tự từ dưới lên trên: cái nào càng cũ th́ càng được nằm ở gần phía đáy, cái nào mới th́ nằm chồng lên trên. Mới chồng lên cũ. Hiện tại chồng lên quá khứ. Hôm nay chồng lên hôm qua. Nh́n vào thùng hồ sơ, chỉ thấy được cái ǵ nằm phơi mặt lên trên. Cuộc sống cứ thế mà chảy tới, chảy tới. Và vụt cái, đă bảy năm trôi qua, kể từ khi tôi rời bỏ đồi Trại Thủy trong một đêm hè Nha Trang..

Cho nên, đáng lư vào lúc ngồi uống trà chờ đợi như sáng nay, tôi có thể nhớ về bao kỷ niệm buồn vui với những người thân và bạn bè, hoặc nhớ đến Như Như, thiếu nữ đứng lại trên đồi Trại Thủy đêm ấy, th́ tôi lại nghĩ đến nàng, Mộng Huyền, một cô gái đến và vuột khỏi con tim buâng khuâng ngỡ ngàng của tôi như một giấc mộng thoảng qua.

Đừng cho rằng tôi có mới nới cũ, hoặc xỉ vả rằng tôi là kẻ không chung t́nh, hay tệ hơn: bạc t́nh! Tu sĩ làm ǵ được phép có thứ  t́nh cảm trai gái ủy mị vướng víu nhau mà bảo rằng chung hay bạc. Con đường của tu sĩ Phật giáo là con đường giải thoát, mà muốn giải thoát, trước tiên phải vượt qua ái t́nh và dục vọng. Con đường tu tập của đạo nhân dẫn đến cơi vô thủy vô chung trong khi con đường t́nh yêu thế tục đ̣i hỏi một quá tŕnh, một giai đoạn có thủy có chung. T́nh yêu của tu sĩ là t́nh yêu đối phó, t́nh yêu xả ly, chẳng phải là t́nh yêu chiếm hữu. Chiếm hữu th́ lăn xả vào nhau, quấn quít nhau, cột trói nhau, giao ước với nhau bằng tâm lư, thể xác hay giấy tờ. Đối phó hay xả ly th́ t́m cách kềm chế, chuyển hướng, rũ bỏ, vượt xa hay giải thoát—cùng lắm là chạy trốn trước khi sa đọa. Đối với tu sĩ, người ta phải cầu mong sao họ bạc t́nh, lạnh nhạt chừng nào tốt chừng đó v́ càng chung t́nh đắm đuối th́ càng khó giải thoát. Cho nên, nếu tôi quên được Như Như, hay quên được Mộng Huyền, th́ người ta phải mừng cho tôi mới phải. Vậy đó, nói ḷng ṿng một  hồi, chẳng qua tôi chỉ muốn thú thực rằng, tim tôi hăy c̣n đau ê ẩm v́ chuyện của Mộng Huyền, thiếu nữ mới quen cách đây hai tháng và chia tay cách đây một tháng. Tôi nghĩ đến nàng nhiều hơn Như Như chẳng qua là v́ xấp hồ sơ của nàng nằm ở trên, vậy thôi.

Huống chi, tại sao phải nhắc đến một Như Như đă hóa thân vào hư không vô cùng vô tận để trở thành một cái ǵ không c̣n nói được nên lời, một cái ǵ bất sinh bất diệt!

Vâng, tôi có thể khẳng định rằng Như Như trong tôi là một Như Như bất  diệt, dù rằng có một Như Như thực tế bước lên xe hoa một ngày mùa đông hai năm trước. Một khi cái đẹp hiện hữu một cách tṛn đầy trong chính bạn, dù chỉ trong một thoáng chốc nào đó, tất cả những bóng sắc bên ngoài đều trở thành những phóng ảnh huyền hoặc của nó. Những phóng ảnh đó, đến và đi, sinh và diệt, trẻ hay già, lên xe hoa hay không lên xe hoa, đều chẳng làm hao tổn ǵ vẻ mênh  mông tráng lệ  của cái  đẹp nội tại cả.

Như Như không làm bận ḷng tôi nữa. Cảm ơn một dĩ văng đă lặng lẽ nằm yên dưới lớp bụi thời gian. Tôi lao về phía trước. Tôi thấy bóng sắc lăng mạn, mới mẻ, sâu đậm khác, ẩn hiện chập chùng trước mắt. Tôi nghĩ đến Mộng Huyền, rồi  tôi lại tiếp tục phấn đấu, giũ bỏ, xa rời, vượt thoát nàng. Ôi, tại sao tôi lại cứ gặp gỡ và rung động bởi những phóng ảnh mộng mị bên ngoài để rồi quằn quại đau  đớn! Người ơi, hăy đi đi, đừng đến bên tôi nữa. Cứ cho tôi nỗi cô quạnh nhưng đừng cho  tôi cơn đau xé ḷng như thế!

  

Đ

  

Người đàn ông đưa tôi đến bến xe bằng xe đạp rồi vội vàng từ giă. Chiếc xe lam nhả khói mù mịt. Thỉnh thoảng nó lại hục hặc lên mấy tiếng như một cụ già đang ho khi trời trở lạnh, rồi lại hú ga như một chàng thanh niên hứng chí lấy hơi trong một cuộc thi đấu thể lực nào đó, vùng lên chạy bon bon. Qua những khoảng đường xấu có nhiều ổ gà, nó bị xốc  lên từng hồi, và thực chẳng khác một con  cóc mệt mỏi đang cố gắng nhảy những bước miễn cưỡng của nó.

Tôi đi gọn gàng, không mang hành lư. Đó cũng là cái cớ để bà cụ ngồi đối diện gởi tôi giữ hộ một đứa bé trai, v́ bà ấy phải lo trông coi ba, bốn giỏ đồ linh tinh trên xe mà nếu sơ sẩy, có thể bị kẻ gian đánh cắp. Thằng bé ngồi trong ḷng tôi trông kháu khỉnh và khôi ngô lắm. Nó tự nhiên ngồi với tôi, không thắc mắc hay ngại ngùng ǵ. Nó cũng chẳng e dè vỗ lên đùi tôi hay vân vê cánh tay áo sơ mi của tôi bằng hai bàn tay mũm mĩm của nó. Dầu mang tâm trạng của một kẻ đi trốn, với tiếng xe ồn ào và khói xăng làm cay cả mắt, với niềm đau được chôn lấp vội vàng trong ḷng, tôi vẫn thấy một chút thư thới, vui vui thế nào ấy. Có lẽ là nhờ sự hiện diện của một đứa bé hồn nhiên, đẹp như thiên thần đang ngồi trong  ḷng ḿnh.

Càng rời xa phố thị, những ưu phiền trong tôi càng vơi đi dần. Tôi tận hưởng những giây phút an lành đó bên một đứa trẻ. Nó không an ủi tôi bằng những lời lẽ mà người lớn đă làm và gần như nó cũng không màng để ư đến tôi dù ṿng tay tôi luôn trong tư thế bao bọc cho nó khỏi ngă. Hai thiếu nữ ngồi bên cạnh tôi cứ trầm trồ khen ngợi và nựng nịu đứa bé, và luôn tiện cứ nh́n tôi, cười duyên như ngầm thán phục tôi đă cho ra đời một tác phẩm kháu khỉnh là đứa bé. Họ lên xe sau nên không rơ là tôi chỉ giữ dùm con cháu người ta chứ không phải tôi là cha đứa bé. C̣n chuyện nựng nịu đứa bé, tôi không quen làm việc đó trước đám đông, và tôi cũng không muốn đánh mất tự nhiên của thằng bé, v́ nếu tôi bẹo má hay xoa đầu nó, vô t́nh tôi nhắc rằng nó đang ở trong ṿng tay của một kẻ lạ mặt, ít nói.

Tôi ngồi im lặng quan sát và giữ ǵn nó như giữ cho loài hoa mắc cỡ đừng thẹn thùng khép lại những phiến lá nhạy cảm của chúng.

  

Đ

  

 Cuộc sống dạy cho chúng ta những suy tư và cảm nghĩ khuôn khổ. Quen thuộc và quanh quẩn măi trong giới hạn đó, chúng ta không c̣n khả năng  để vươn  tới một chân trời nào cao rộng hơn, hoặc mất đi ngay cả khuynh hướng muốn đập vỡ những tường vách ngục tù đă giam hăm chúng ta trong cố chấp, hẹp ḥi và suy tư cục bộ. Sự tương giao giữa chúng ta với cuộc đời cũng không ra khỏi giới hạn đó. Tương  giao ấy chỉ có  ư nghĩa như sự hấp thụ và đào thải kiến thức hay kinh nghiệm của kẻ khác, hoặc là sự giao hợp giữa những cảm quan, hiểu biết để nặn đẻ ra một thai bào mới chẳng khác chi mấy về tính chất. Chúng ta tiến đến chỗ văn minh tột đỉnh của đời sống xă hội bằng con đường cải thiện, chế biến những kiến thức của đời. Cho nên, sự tôn thờ một đối tượng thần linh, con người, hay con đẻ của những thứ ấy—một nền văn minh vật chất hay tinh thần giả hiệu—cũng đều là một căn bệnh. Căn bệnh ấy khiến chúng ta chỉ tạo nên những ước lệ và tập quán trong đầu óc, trong nếp suy nghĩ, cảm  tính, để rồi khó chấp nhận những cái ǵ mới lạ bên ngoài, từ kẻ khác, nhóm khác. Chúng ta thường u mê xác tín rằng cái ǵ của ta, thuộc về ta đều là hay, là đúng, là cao đẹp; c̣n của kẻ khác, nhóm khác th́ chẳng có nghĩa ǵ. Kẻ nào có ư nghĩ và niềm tin trái ngược với chúng ta, ta cho là kẻ ấy lầm đường lạc lối, nếu không quay về với chúng ta th́ đáng bỏ đi! Rồi chúng ta trở thành thù nghịch, chống báng, giết hại, bó buộc nhau chỉ để chứng tỏ chân lư của chúng ta. Chúng ta tạo biết bao đau khổ cho kẻ khác chỉ v́ muốn họ được hạnh phúc bằng những suy tưởng và niềm tin y hệt chúng ta. Chúng ta muốn kéo kẻ khác vào gian pḥng bưng bít của chúng ta chỉ để biết những ǵ ta có trong gian pḥng đó. Cuối cùng, chúng ta đă tạo ra những kẻ đối lập, tạo nên nhiều kẻ thù trên cuộc đời. Chúng ta luôn đối diện nhau nhưng thường bị ngăn cách bởi những lư lẽ và quan niệm riêng của chúng ta. Chúng ta đối thoại với nhau bằng cách sắp xếp hay níu kéo, viện dẫn những kiến thức xưa cũ lượm lặt được từ những kẻ có đầu óc y hệt hệ thống tiêu hóa của loài nhai cỏ. Hoặc chúng ta nói với nhau bằng các phương thức: sử dụng những ngôn từ êm ả, ngoa nguỵ để tự vệ hay để áp đảo kẻ khác, chinh phục kẻ khác—mà những thứ này vẫn chỉ là cách nói, kỹ thuật nói chứ không phải là tiếng nói của thương yêu, của sự thật. Càng lớn lên, càng già đi, chúng ta càng bị chôn sâu trong ḷng đời man trá và g̣ ép đó mà không tự hay biết.

Đến với trẻ thơ, chúng ta không cần thiết phải trang bị sẵn những kiến thức và ngôn ngữ khuôn sáo. Chúng ta có thể vất bỏ tất cả những thứ vô nghĩa đó và ngồi bên cạnh đứa bé để lắng nghe, để quan sát, để ḥa nhập với nó trong những ngạc nhiên và nét ngây thơ thú vị của nó. Nói chuyện với một đứa bé, chúng ta không bị bó buộc bởi những ngôn từ nữa. Nói sao cũng được, hoặc không nói ǵ cũng được. Cuộc đối thoại sẽ không c̣n là một cuộc đối thoại nữa, mà là sự ḥa nhập trong nhau với t́nh thương, với sự cao khiết, trong sạch.

  

Đ

  

Chiếc xe lại gào lên với những tiếng rên của một con vật bị thương. Hành khách xầm x́ lo lắng xe bị hư giữa đường. Chỉ có đứa bé là thản nhiên, đùa một ḿnh với con mèo nhựa trên tay. Ấy thế mà xe không hư, nó tiếp tục chạy êm ru trên con lộ vừa ngập nắng mai.

Sương tan rồi không khí vẫn c̣n lành lạnh. H́nh như có một cơn mưa bất thường đêm qua ở vùng ngoại ô này nên trên mặt đất đôi chỗ hăy c̣n đọng nước. Hai bên đường là đồng ruộng xanh ngát. Đâu đó vẫn c̣n hương thơm ngai ngái của mùa gặt vừa qua. Màu lúa mới kéo tôi về một lúc với những kỷ niệm thôn dă mà tôi đă bỏ lại sau lưng để trở thành một  kẻ lang thang lẩn trốn như hôm nay.

Đến một khúc quanh, xe bỗng giảm tốc độ rồi ngừng hẳn. Hành khách chưa hiểu chuyện ǵ. Tưởng là tài xế ham hố muốn rước thêm một khách chịu khó nào đó để lấp vào cái bậc bước lên bước xuống ở sau xe. Nhưng không phải vậy: xe bị chận lại bởi một tốp người vận thường phục đang chờ sẵn dưới gốc cây phượng bên đường. Một trong những người chận xe nói với tài xế và hành khách:

“Bà con b́nh tĩnh. Chẳng có ǵ quan trọng đâu. Chúng tôi là công an tỉnh Đồng Nai muốn làm việc với xe này một chút.”

Vừa dứt lời, anh công an mập mạp tuổi trung niên đó đảo mắt thật nhanh một lượt trong xe rồi nh́n ngay vào tôi, xong đi ṿng ra phía sau xe. Tài xế vẫn ngồi trên xe, quay lui nói lớn với hành khách, giọng nhừa nhựa, kéo dài một nỗi chán chường, chịu đựng:

“Bà con xuống xe cho công an kiểm tra đi. Nhanh nhanh chút rồi đi bà con ạ.”

“Khỏi. Chúng tôi chỉ muốn xem giấy tờ tùy thân của các anh thanh niên thôi,” anh công an khi năy tiếp lời ngay.

Trên xe chỉ có hai người trong lứa thanh niên: một người ngồi ở cuối xe, gần chỗ lên xuống; người c̣n lại là tôi. Người kia nhanh nhẩu xuống xe. Tôi trao đứa bé lại cho bà cụ ngồi đối diện, rồi lom khom bước xuống theo. Xe chật ních, tôi phải lách ḿnh khó khăn mới lần được xuống đất. Không có chuyện xảy ra th́ thôi, nay có chuyện, tôi bỗng thấy, bỗng hiểu tất cả. Sống quen trong một xă hội mà việc bắt bớ tù đày xảy ra hàng ngày, xảy ra khắp nơi, người thường dân trong đó có tôi, tự dưng có được kinh nghiệm và sự bén nhạy để đoán biết việc chận xét chiếc xe này là nhắm vào ai. Chắc chắn phải là tôi, v́ nh́n bộ vó chàng thanh niên xuống trước người ta biết ngay anh ta rơ ràng là một công an, bám theo xe, ngồi phía sau để canh chừng tôi. Tại sao tốp người này tự xưng là công an Đồng Nai trên quăng đường c̣n thuộc địa phận Sài G̣n? Trong chế độ công an trị, những người mặc áo sơ mi trắng, tóc hớt cao, có quyền chặn xe lại và mặc nhiên khám xét, đâu cần phải tự xưng là công an Đồng Nai hay Sài G̣n? Việc tự xưng này rơ ràng là có một sự cố ư nào đó. Và tại sao các xe khác qua lại trên đuờng đều được chạy tự do, chỉ chận duy nhất xe này? Tại sao chỉ muốn xét giấy tờ tùy thân của các anh thanh niên chứ không xét hàng hóa hay các hạng hành khách khác? Đó là các chi tiết cho thấy đă có sự dàn cảnh hay sắp xếp để chặn bắt tôi ngoài đường.

Khi tôi xuống tới đất th́ chàng thanh niên kia đă làm xong phận sự tŕnh giấy tờ. Thấy tôi ra khỏi xe, anh công an lúc năy trờ tới đón ngay. Bảy anh công an khác cũng mặc sơ mi trắng, cùng hướng về phía tôi, vây quanh tôi. Anh công an mập mạp mà tôi nghĩ là có cấp bậc cao nhất trong bọn, nói với tôi mà hai mắt cứ nh́n hai tay tôi, có vẻ như là anh sợ tôi móc dao hay là súng ra—thói quen đề pḥng nghề nghiệp của ngành công an t́nh báo:

“Anh cho xem giấy tờ tùy thân.”

“Tôi không mang giấy tờ ǵ theo hết.”

“Đi đường mà không mang theo giấy tờ à?”

“Hôm nay chủ nhật, đi chơi chút đâu cần phải mang gíấy!”

“Thế anh tên ǵ? làm nghề ǵ? ở đâu?”

“Tôi tên Vơ Khánh. Tôi ở quận B́nh Thạnh.” Tôi chọn tên Vơ Khánh với hai chữ đầu là V, K trùng hợp với tên thật của tôi cho dễ nhớ.

“Vơ Khánh hả?” vừa hỏi anh công an vừa cười. Nụ cười của anh làm tăng thêm phần xác quyết trong tôi rằng việc chận xét xe này chính là để bắt tôi chứ không ai khác. Tôi đă bị lộ, bị chỉ điểm, bị theo dơi, ngay từ sáng sớm khi đang trên đường ra bến xe. Tôi biết tôi không thể nào thoát được nữa. Vừa rồi tôi chỉ thử đưa ra một tên giả xem các anh công an phản ứng thế nào. Nếu họ bắt tôi v́ tội không có giấy tờ, rồi lại tiếp tục chận bắt những người khác trên đường th́ việc bắt bớ này không có ǵ trầm trọng: không phải là chủ ư bắt tôi, chỉ tại có tật giật ḿnh mà tôi nghĩ lung tung thôi. Nhưng anh công an đă đáp lại cái tên giả của tôi bằng tràng cười hềnh hệch trong khi quay nh́n các đồng chí khác của ḿnh, ư muốn nói với tôi rằng: thôi, chúng tôi biết anh quá rồi mà!

“Chứ không phải anh có cái tên ǵ nghe hay lắm sao! Cái tên đó cũng từng làm chúng tôi ăn ngủ không yên đó mà!”

Anh ta nói vậy th́ tôi có biện hộ, giấu giếm hay chối quanh cũng vô ích. Tôi cười theo:

“Tên tôi quan trọng như vậy sao?”

Anh công an ch́a cái lệnh truy nă trước mặt tôi:

“Tên anh nè, phải không? Anh hiểu chúng tôi muốn ǵ rồi chứ hả?” nói rồi, anh rút tờ giấy lại thật nhanh, xếp tư, bỏ vào túi áo.

Tôi mỉm cười chấp nhận. Tôi không đọc hết được cái lệnh truy nă ấy nhưng cũng thấy loáng thoáng tên tuổi và nghề nghiệp của ḿnh. Cách đây mấy tháng, mấy người bạn từ kinh tế mới về Sài G̣n đă cho tôi biết là công an tỉnh Đồng Nai có lệnh truy nă tôi, ra thông báo cho đồng bào các huyện là ai bắt được hay chỉ chỗ ẩn náu của tôi cho chính quyền sẽ được thưởng một con ḅ (phần thưởng hấp dẫn cho người dân quê); sau đó ít lâu, phần thưởng đổi thành năm chục ngàn đồng (tức ngang với ba con ḅ). Họ đă nắm chắc mọi vấn đề và biết đích xác tôi là ai mới chận chiếc xe lam này. Dù tôi có miệng lưỡi cách mấy cũng không chối căi được rằng cái tên trong lệnh truy nă chính là tôi. Huống chi, tôi vốn không phải là kẻ có khiếu ăn nói, biện luận đôi co bằng miệng. Tôi im lặng chấp nhận cho họ bắt, và trong một phản ứng vô t́nh khó hiểu nào đó của một kẻ lâm nạn sắp sửa vào tù, tự dưng tôi quay lại nh́n về hướng chiếc xe lam như muốn vẫy chào giă biệt mọi người. Đám hành khách trên xe trố mắt nh́n tôi. Chàng thanh niên khi năy là hành khách xuống tŕnh giấy th́ bây giờ cũng đứng nhập bọn với tốp công an, có lẽ v́ vở kịch đă chấm dứt, không cần thiết phải đóng vai hành khách nữa. Thấy tôi quay lại nh́n về hướng xe, một anh công an nghi ngờ tôi có đồ đạc hay đồng bọn ǵ trên xe, bèn đến lục soát. Họ cẩn thận cho người đi cùng xe với tôi như vậy mà vẫn chưa thấy yên tâm. Phải xét lại trên xe. Trong khi một anh công an khám xét lại trên xe th́ phía này, anh công an chỉ huy cũng bảo tôi đưa hai tay lên khỏi đầu và một người khác bắt đầu lục soát khắp người tôi. Thấy không có ǵ, họ ra lệnh tài xế xe lam lái đi.

Tốp công an này đều chạy xe hai bánh gắn máy. Anh công an chỉ huy lái chiếc Vespa màu xám tro, dẫn đầu. Một anh chở tôi trên chiếc Honda màu đen loại 90 phân phối, có một người ngồi phía sau, kèm tôi ở giữa. Hai bên là hai chiếc Honda khác, mỗi chiếc hai người. Rồi hai người nữa đi chung một chiếc, chạy bọc hậu. Có lẽ họ sợ có người đến giải cứu tôi chứ để đối phó một ḿnh tôi, họ đâu cần phải lo xa quá như vậy. Giả như đi bắt tôi họ chỉ có hai người thôi, tôi cũng bằng ḷng đi theo chứ không kháng cự ǵ. Cái tṛ cút bắt này đă kéo dài bốn tháng nay rồi. Tôi đă ước mong chấm dứt nó sớm sủa bằng cách đào thoát ra nước ngoài, c̣n không th́ trốn vào một chiến khu nào đó để tiếp tục đấu tranh, hoặc chấp nhận vào tù. Không t́m thấy chiến khu, rồi mấy lần trốn đi vượt biên đều thất bại, tôi đă mệt mỏi, chỉ muốn vào tù cho xong. Giờ th́ kết quả đă rơ. Tôi không có ư trốn chạy hay phản kháng ǵ hết. Tôi chấp nhận bị bắt và đi theo họ vào tù.

Thay v́ chở thẳng tôi về trại giam T20, họ đưa tôi đến một đồn công an trước mặt ga xe lửa B́nh Triệu (thuộc quận Thủ Đức) rồi từ đó mới thuê một chiếc tắc-xi đưa tôi về T20. Họ không c̣ng hay trói tay tôi ǵ cả, có lẽ v́ biết tôi không có vũ khí, không có ư chống cự hay tẩu thoát. Dù vậy, các cửa kính của chiếc tắc-xi được quay lên kín mít. Hai anh công an ngồi kèm tôi ở băng sau; một anh ngồi băng trước với tài xế để hướng dẫn lộ tŕnh xe chạy. Qua cửa kính, tôi thấy loáng thoáng những anh công an c̣n lại phóng xe gắn máy bám theo. Anh công an chỉ huy vẫn cỡi chiếc Vespa màu xám tro, đi trước.

Sau mười lăm phút chạy ṿng vo, xe ngừng lại trước cổng trại giam T20 nằm ở số 4 đường Phan Đăng Lưu, trại giam khét tiếng của Sở công an thành phố Hồ Chí Minh (tức Sài G̣n cũ). Lúc c̣n ở kinh tế mới, tôi đă từng nghe tiếng trại giam này. Trước đây, đă có nhiều vị tu sĩ nổi tiếng  bị bắt giam hoặc bị bức tử trong trại giam đó. Trại nằm bên kia đường, hơi chếch mặt tiền của chợ Bà Chiểu một chút. Nghe nói trại này chỉ giam giữ những tội phạm chính trị, thỉnh thoảng cũng có giam một số tội phạm kinh tế và vượt biên nhưng chỉ tạm giam một thời gian để lấy cung rồi các tội phạm loại này cũng theo các tù nhân h́nh sự để vào trại giam Chí Ḥa hay các trại giam khác của thành phố.

Anh công an chỉ huy đưa tay ra lệnh cho người gác cổng mở rộng hai cánh cửa sắt lớn có tôn che kín, rồi ra dấu cho xe tắc xi chạy luôn vào sân trại. Họ mở cửa cho tôi bước xuống, đưa tôi vào đứng chờ ở một góc tường, gần lối ra vào của các dăy buồng giam. Anh công an chỉ huy vào trong lo thủ tục ǵ đó. Tôi được tự do đứng lại chờ đợi nơi góc sân. Bấy giờ ở giữa sân có một toán công an bận quần đùi áo thun đang chơi bóng chuyền. Lúc xe mới vào đă thấy họ trố mắt nh́n, có vẻ ngạc nhiên khi có tù nhân mới vào trong ngày chủ nhật như sáng nay. Họ hỏi chuyện với  những anh công an đi bắt tôi, rồi xầm x́ to nhỏ với nhau, đi qua đi lại gần chỗ tôi đứng để ngắm nghía tôi như muốn xem tận mắt một vật lạ.

Tôi đứng im, nh́n đám mây qua bầu trời quang đăng. Trong bốn tháng vừa qua, đây là lần đầu tiên tôi thấy tâm hồn ḿnh lắng đọng, b́nh thản, vô sự. Niềm an lạc này, hay cái tâm b́nh thản này h́nh như đă được kéo dài từ vài ngày trước, và bừng tỏa lên một cách tràn đầy lúc tôi ngồi với đứa bé trên xe lam. Bây giờ, trong vài phút cuối cùng đứng nơi sân trại giam, tôi có cảm giác là ḿnh bắt đầu khép lại cuộc dong ruỗi lâu nay để tĩnh tu trong một tịnh thất; hoặc gần như là tôi đă tự nguyện bước vào những ngày khổ tu để trau luyện tâm đức.

Viên tài xế tắc-xi già năy giờ run lập cập, mặt mày xanh mét, bây giờ đang mừng rỡ lui xe ra ngoài, h́nh như ông không dám lấy tiền thù lao của mấy ông công an. Chiếc xe vừa ra khỏi là anh công an gác cho khép cổng lại ngay. Qua khoảng hở nhỏ dần giữa hai cánh cổng sắt, tôi nh́n thấy xe cộ bên ngoài vẫn rộn rịp. Những khách bộ hành qua lại cúi gằm đầu xuống, hoặc bước thật nhanh, chẳng dám nh́n vào bên trong trại giam như thể sợ bị liên lụy. 

 

Đ

  

Thời thế bây giờ nghĩ cũng tức cười. Những người thành thị th́ về thôn quê hay đi vùng kinh tế mới để thử nghiệm sức lao động tay chân của ḿnh, trong khi đó những người ở thôn quê hay trong rừng mới ra th́ lại về thành phố để đảm đương công việc hành chánh từ cấp thượng tầng đến cơ sở địa phương. Sự hoán chuyển vai tṛ và chức năng xă hội này kể ra cũng đem lại khá nhiều kết quả ở phía thôn quê: những người trí thức thành thị, những người bị chế độ mới đặt cho cái tên gọi chung chung là ngụy quânngụy quyền, đă đem sở học của ḿnh áp dụng vào đời sống thôn dă, khiến cho việc làm vốn nặng nề cực nhọc của thôn quê được nhẹ đi phần nào. Dù có kẻ mà kiến thức của họ không dính nhập ǵ được với đời sống nông thôn th́ cũng học được cách làm việc lao động chân tay một cách nhanh chóng. Lao động có khó khăn ǵ, chỉ là tập cho tay chân được quen thuộc và có kinh nghiệm trong những động tác sử dụng và điều khiển vật dụng thôi! Coi mùa màng, thời tiết, chọn giống, trồng tỉa v.v… cũng chẳng phải chuyện to lớn. Chịu khó để ư là được. Kiến thức phổ thông c̣n cho những tay nhà nông bất đắc dĩ này biết nhiều điều thú vị khác mà anh nông dân thuần túy không sao hiểu nổi (chẳng hạn chuyện đơn giản là tại sao và khi nào có mây, có mưa, có sấm chớp v.v…). Những người có máu buôn bán đă nghĩ ra cách mở tiệm, mở sạp, lập chợ, tạo cơ hội cho dân địa phương trao đổi thức ăn và vật dụng cần thiết mà thôn quê không sao có được hoặc không hề nghĩ đến. C̣n các sinh viên và chuyên viên nông lâm súc th́ thôi, mặc sức! Lâu nay cái biết cũng chỉ trong sách vở, nay có dịp đi vào thực tiễn ngành nghề chuyên môn của ḿnh. Các kỹ sư cơ khí cũng đóng góp các công tŕnh mà đối với quần chúng nông thôn, hay ngay cả tầng lớp lănh đạo thành phố cũng phải công nhận là siêu đẳng (chẳng hạn như ông anh rể của tôi, một ngụy quân, sĩ quan không quân, kỹ sư cơ khí, chuyên sửa máy bay, lên kinh tế mới bỗng nảy sáng kiến tự chế ra cái máy lột (vỏ), xắc và bào khoai ḿ. Sau này, ở thành phố biết được, bèn triệu anh về thuyết tŕnh cho các chuyên viên cơ khí xă hội chủ nghĩa về cái máy tân kỳ mà anh sáng chế. Anh c̣n được mời làm cố vấn cho một nhóm kỹ sư xă hội chủ nghĩa lắp ráp thí nghiệm một cái máy cải tiến với sự cung cấp các nhu dụng cơ khí một cách tận lực của một xí nghiệp quốc doanh cơ khí thành phố. Sau đó, công tŕnh đóng góp của anh được người ta trầm trồ khen ngợi vài ngày. Rồi sau đó nữa, dù có khả năng, dù có đóng góp một công trinh thiết thực cho xă hội, anh vẫn cứ là ngụy quân. Anh được về thành phố, khỏi trở lên kinh tế mới. Nhưng nếu biết khôn th́ im lặng khi thấy báo đăng “nhờ tài  lănh đạo sáng suốt của đảng, một nhóm chuyên viên cơ khí ở Hà-nội có sáng kiến chế tạo một chiếc máy xay xát khoai ḿ củ rất tiện lợi”! Chẳng có bằng phát minh hay giấy tờ chứng nhận rằng cái máy đó là do anh chế tạo ra cả).

Cho tới các văn nhân, thi sĩ, các nhà tu, các nhà xă hội làm việc từ thiện, các nhà chính trị v.v… không hẹn mà cùng kéo về thôn dă để vui vầy với thiên nhiên, để hành đạo, để ẩn tích mai danh, để phục vụ đồng bào nghèo khổ, hoặc âm thầm hoạt động chờ cơ hội nổi dậy chống lại chế độ mới. Đây là giai đoạn trí óc họ được nghỉ ngơi. Họ xăn tay làm việc nặng nhọc của nông gia, của thợ rừng… Họ học việc nhanh chóng và hoa lợi họ thu hoạch được e c̣n vượt trội hơn các nông gia thực thụ. Họ góp phần làm cho cuộc sống nông thôn trở nên màu mỡ, phong phú hơn về mặt đất đai cũng như về đời sống tinh thần. Tóm lại, những tinh hoa của đất nước v́ bị bỏ rơi, bị xua đuổi, đă không c̣n cơ hội để đóng góp đúng mức tài năng của ḿnh. Nhưng sự có mặt của họ ở nông thôn cũng đă cải thiện phần nào cuộc sống vốn dĩ cơ cực và buồn tẻ nơi đây.

Nh́n sang phía các nhà nông về thành phố cầm quyền, người ta thấy rằng quả thực đất nước đă đi vào một ngơ cụt tối tăm, không chút ánh sáng hy vọng nào ngay từ khởi thủy. Giá trị và nhân cách của con người trong xă hội dĩ nhiên không thể chỉ đánh giá từ nơi bằng cấp và sở học của người ấy, v́ đời sống c̣n có nhiều mặt khác cũng quan trọng không kém. Nhưng khi lực lượng trí thức tinh hoa của dân tộc bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu, hoặc tệ hơn, bị xóa tên trong sinh hoạt xă hội, th́ nguy cơ lụn bại của một quốc gia đă có thể thấy rơ rồi vậy. Việc chấp chính không đơn giản như chuyện làm rẫy hay đốn cây rừng, làm ḷ than. Người ta có thể học làm nông từ lúc gieo mạ đến lúc gặt trong ṿng ba hay bốn tháng. Vừa học việc vừa áp dụng luôn một lúc. Mùa đầu tiên, hoa lợi có thể kém v́ cấy trễ hoặc v́ chọn nhầm giống xấu, hoặc không biết cách trừ sâu rầy, hoặc chưa có kinh nghiệm bón phân, giữ nước và tháo nước trong ruộng. Nhưng cũng thu hoạch được lúa để ăn, không đến nỗi đói. Qua mùa thứ hai đă được coi là có kinh nghiệm, hoặc tệ lắm th́ cứ làm theo bác nông phu thực thụ trong thôn làng th́ thế nào cũng thành công. C̣n việc chấp chính (dù là ở hạ tầng cơ sở, thôn quê hay thị thành) th́ không dễ như vậy. Một chính sách sai lầm, một quyết định thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm, có thể giết chết một làng xă, một dân tộc hoặc lưu hại đến nhiều thế hệ sau.

Vậy mà đất nước này, từ mười năm nay, sau khi những cộng quân miền Bắc chiếm trọn miền Nam, đă hoàn toàn được phó thác cho những người thiếu học và không có kinh nghiệm lănh đạo quốc gia. Dĩ nhiên người ta không thể phủ  nhận sự hiện diện của lực lượng trí thức ở nửa phần đất phía Bắc, nhưng có thể nói rằng, lớp trí thức đúng nghĩa của miền Bắc là thiểu số già nua c̣n sót lại của thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ kháng chiến (mà thành phần này chỉ có mặt, chỉ tồn tại trong xă hội là để phục tùng chính quyền chứ không thực sự đóng góp được ǵ theo đúng khả năng và quan điểm của họ trong việc xây dựng đất nước; hiện diện theo cách đó th́ có cần phải đếm kể không?). C̣n lớp trẻ hiện nay của miền Bắc xă hội chủ nghĩa, đựơc đào tạo một chiều trong khuôn mẫu duy vật Mác-xít nhằm phục vụ và củng cố thế lực của bè đảng cầm quyền th́ liệu rằng họ có thể được gọi là trí thức hay chăng? Xua quân vào chiếm miền Nam, người cộng sản lại tiếp tục đào tạo, nhào nắn thêm một đám con em của những người cộng sản nằm vùng, rập theo cái khuôn của họ từ mấy chục năm trước ở miền Bắc. Đám con em mới lớn đó hăm hở, hănh diện với nguồn gốc xuất thân của ḿnh, nhảy ra nắm quyền với tŕnh độ lớp ba, lớp bốn của các lớp bổ túc văn hóa cấp tốc–ba tháng nhảy một lớp. Cầm quyền dưới chế độ cộng sản có khó khăn ǵ, ngoài bằng cấp hay giấy chứng nhận học xong tiểu hay trung học, chỉ cần gia đ́nh có một người có chút công trạng ǵ đó với chính quyền cách mạng (đại loại như giao liên, tố giác chỉ điểm địch quân, gài ḿn phá cầu, đốt xe jeep quân đội Mỹ hay quốc gia…) rồi khai thêm là nhiều đời họ hàng xuất thân con nhà nghèo, bần cố nông (vô sản càng tốt), có ông nội làm dân gánh nước thuê, có cha làm thợ hớt tóc hay đánh giày vân vân… th́ chắc chắn là quyền lực và quyền lợi sẽ tới tay. Từ hạ tầng, trung tầng cho đến thượng tầng cũng được thành lập và tuyển chọn cấp lănh đạo đại khái cũng một cách như thế, tức là chỉ dựa vào lư lịch, vào công trạng của đương sự và gia tộc đối với Đảng Cộng Sản.

Nói như vậy không có nghĩa rằng tôi đă lạc quan tin tưởng vào giới trí thức gọi chung là trí thức miền Nam Việt Nam. Tôi không tin rằng hễ cứ lấy được một cái bằng cử nhân, cao học hay tiến sĩ của một ngành nào đó th́ sẽ trở thành trí thức. Tôi cũng không tin rằng hễ cứ thông được vài thứ ngoại ngữ để đọc sách báo hoặc làm thông ngôn cho Pháp, cho Mỹ, cho Nhật… th́ sẽ là trí thức. Tôi cũng không tin rằng lối giáo dục đào tạo chuyên viên theo kiểu Mỹ—tức là chỉ nhào nặn ra được những cái máy người biết mỗi một việc chuyên môn trong ngành nghề của ḿnh—có thể sản sinh ra được những nhà trí thức đúng nghĩa... Tôi chỉ tin rằng trong hoàn cảnh tương đối tự do hơn ở miền Nam Việt Nam, người dân có nhiều cơ hội để mở rộng tầm nhăn quan của ḿnh ra với thế giới bên ngoài mà tiếp thu và chắt lọc được tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chỉ ở cái cơ hội tốt đẹp đó người ta mới có thể tin tưởng rằng ít nhất cũng đă có một số lượng trí thức nào đó phát sinh tại phần đất phía Nam để đảm nhận vai tṛ xây dựng đất nước. Họ đă có cơ hội để được có mặt. Có điều là họ chưa có cơ hội để đóng góp thực sự cho đất nước mà thôi.

Ở hai chế độ cộng ḥa của miền Nam Việt Nam, giới trí thức đúng nghĩa không được sử dụng đúng chỗ (nếu không nói là chỉ hiện diện như những cây kiểng để tô điểm cho bộ mặt văn hóa của quốc gia). Người ta vẫn thấy sự tương đồng buồn cười nào đó giữa hai chế độ cộng ḥa này với chế độ xă hội chủ nghĩa của miền Bắc: hễ là con cháu, thân tộc hoặc biết xu phụ nhà cầm quyền th́ thế nào cũng có được chức quyền để lèo lái đất nước. Như vậy, giới trí thức thực sự của Việt Nam ở đâu? Rơ ràng là họ có đó, ở miền Nam lẫn miền Bắc, mà cũng như không. Các nhà cầm quyền không cần họ nếu không nói là sợ, hoặc thù ghét họ.

Khi đất nước thống nhất trên mặt địa lư và pháp lư (cưỡng bức), giới trí thức miền Nam cũng lâm vào một hoàn cảnh y hệt như giới trí thức miền Bắc trước đây. Họ giống như những trái chín trong một vườn cây có rào, không ai ăn được. Trái cây chỉ được hái xuống bởi chủ nhân khoảnh vườn, và hái xuống để làm ǵ th́ cũng tùy theo ư thích của chủ nhân ấy mà thôi.

Một khi quốc gia trong thời hiện tại, được điều hành theo lề lối thô sơ và dựa vào cảm tính của chế độ làng xă địa phương cổ truyền th́ đất nước vẫn có khả năng tồn tại đấy (dù là tồn tại một cách què quặt, dật dờ, bệnh hoạn), nhưng sự chậm tiến (nếu không nói là lạc hậu) chắc chắn sẽ xảy ra. Mà ở bất cứ thời đại nào, nhất là thời đại văn minh ngày nay, đi lùi hoặc dậm chân một chỗ, có nghĩa là tự hủy diệt.

Như nhiều công dân khác của đất nước, tôi không muốn nh́n thấy sự hủy diệt đó. Tôi kịch liệt chống lại chính quyền, đ̣i hỏi một tương lai sáng sủa hơn cho đất nước. Tôi thất bại. Tôi lẩn trốn. Tôi mệt mỏi. Và hôm nay, tôi vào tù.

 

 

 

 

 oOo

 

Mời đọc tiếp Chương 2

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back