BỤI ĐƯỜNG

tức Phương Trời Cao Rộng 2

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996

 

(Bản điện tử đăng nơi đây có hiệu đính, lược bớt)

 

oOo

 

 

CHƯƠNG NĂM

 

Ngôi tháp của Ḥa thượng Trí Hữu chỉ mới được hoàn tất ở phần móng và thân tháp, chưa tô nước xi-măng láng, phết vôi, viết câu đối… Phần việc c̣n lại ấy sẽ do thầy đương kim trụ tŕ, cũng là một đệ tử của Ḥa thượng, đảm nhận. Vậy là chúng tôi lên đường, không nấn ná thêm ngày nào dù rằng mấy ngày ở Non Nước kể cũng thú vị. Ngoài ra, v́ cũng đă cuối năm âm lịch, thầy Thông Chánh cần phải có mặt tại Nha Trang trước Tết để phụ lo dọn dẹp, làm vệ sinh quanh núi cùng quư thầy khác ở chùa Hải Đức như mọi năm.

Qua cửa sổ của xe đ̣, tôi sung sướng nh́n ngắm cảnh đẹp quê hương. Dăy Trường Sơn hùng vĩ ẩn hiện ở trời tây sau những lớp sương dày buổi sáng. Sát ven quốc lộ, thỉnh thoảng lại mọc lên một túp lều tranh hay một dăy nhà san sát tụm lại với nhau tạo thành một khu phố chợ nhỏ cho vùng thôn dă. C̣n lại là những cánh đồng bát ngát, trùng điệp nối nhau, dọc suốt con đường xuôi nam. Đất trời quê hương khi nghĩ đến, tôi thường có ngày trong đầu h́nh ảnh của những đám ruộng bao la ấy. Tôi đă từng ngắm cảnh ruộng đồng như vậy trong những chuyến đi xa, từ Nha Trang vào Thành, Cam Ranh, Phan Rang, hay từ Nha Trang ra Hội An, Đà Nẵng, Huế… Vậy mà lần nào nh́n lại, ngắm lại, cũng thấy đẹp, thấy rộn ră một nỗi yêu thương thế nào đó rất sâu, rất thấm. Dường như chỉ có màu xanh lá mạ và màu xanh xa trời khi cùng được trải dài theo chiều ngang của tầm mắt mới phản hiện được sự kết hợp hài ḥa nhất giữa đất trời mênh mông. Ừ th́ cũng là đồng lúa xanh dưới ṿm trời biếc mà tôi thường cùng chú Tửu đi “coi nước” từ lúc mới cấy–tức là trông coi nước trong ruộng có đầy đủ không--; cũng là những ngọn mạ xanh tươi mà tôi từng học cấy, học gặt, học đập, học suốt, học phơi, học cào, học đăi, học sàng… vào mùa gặt. Đồng ruộng nơi đâu cũng một vẻ như nhau thôi. Nhưng bây giờ, những khoảnh ruộng xanh ngát hai bên đường hiển hiện trước mắt tôi một vẻ đẹp khác hơn. Quyện theo sắc mềm mại óng mướt của những ngọn lúa, tôi c̣n thấy được rơ ràng cả t́nh yêu và sức sống của người dân nước tôi.

Bao nhiêu bom đạn chiến tranh đă rơi xuống đất này. Bao nhiêu người dân vô tội đă ngă xuống ruộng này. Mồ hôi và máu của họ đổ ra cho niềm hi vọng một ngày mai tươi sáng của quê hương. Họ không có những ước mơ to lớn như nhà lầu, xe hơi, danh vọng, tiền tài, chức tước… Họ chỉ mong mỏi bom đạn đừng rơi nữa và dân một nước hăy chung sống ḥa b́nh với nhau, bám lấy đất này, vun bồi đất này mà sống. Bây giờ, chiến tranh đă kết thúc–vâng, nói như thầy Thiện Phước: chiến tranh đă chấm dứt–nhưng đất nước hai miền bây giờ đồng lúc, phải bị dẫn dắt vào một cuộc phiêu lưu hoang tưởng khác. Cuộc phiêu lưu ấy vốn đă chẳng mang lại ǵ tốt đẹp, an vui cho một nửa phần đất phía trên, nay lại bức hiếp luôn cả nửa phần c̣n lại phải dấn vào nó. Nó c̣n khiến người dân bất an, sợ hăi hơn cả tiếng bom rơi, đạn nổ của thời chiến tranh. Nh́n đất ruộng, nh́n những bác nông phu thay trâu kéo cày, những người đàn bà lom khom cấy mạ… tự dưng tôi thấy ấm ức trong ḷng một điều ǵ đó. Điều này tôi sẽ không nói được với ai, ngay cả với thầy Thông Chánh, người anh tinh thần rất thân rất quư của tôi. Tôi chỉ biết nghẹn và thực sự muốn khóc. Tôi không ngờ lúc này tôi lại mẫn cảm như vậy. Mấy tháng trước tâm tôi như gỗ đá đến độ tôi có thể tưởng được rằng tám gió có thổi cũng chẳng lay động ǵ (bát phong xuy bất động: tám ngọn gió thổi cũng không bị động tâm. Tám ngọn gió ấy là được và mất, phỉ báng và ca tụng, khen và chê, vui và buồn)! Có lẽ sau cơn bệnh, sau một cơn dằn xóc cả tinh thần lẫn thể xác, tôi đă mất đi phần nào sự tự chủ. Cũng có thể là, theo cách nói của thế gian, tôi đă bắt đầu bước vào giai đoạn đẹp đẽ nhất của đời người, qua đó, bao yêu thương và khát vọng tuổi trẻ đâm chồi nẩy lộc mạnh mẽ, sung măn, tự do, không sức nào ngăn trở nổi…

 

Ô

 

Chúng tôi về đến Nha Trang vào lúc nắng chiều đă tím cả chân trời phía tây. Leo đến bậc cấp chót của chùa Hải Đức th́ đèn điện trong chùa đă thắp cả rồi. Chúng tôi cùng đến bái kiến thầy Hải Tuệ, vị bổn sư của tôi.

“Mới về tới hả?”

“Dạ.”

“Thôi, xuống dưới tắm rửa, cơm nước ǵ đi cho khỏe, ngày mai ngày mốt hăy nói chuyện.”

Tôi lui được vài bước th́ thầy Hải Tuệ gọi giật lại, hỏi:

“Đă ăn uống b́nh thường lại được chưa?”

“Dạ, b́nh thường rồi ạ.”

Thầy im một lúc rồi nói:

“Không có ǵ phải vội vă. Cái thường hằng th́ không có mất đâu mà sợ, mà lo t́m gấp.”

Tôi theo thầy Thông Chánh bước xuống nhà ăn, vừa bước đi vừa tự hỏi tại sao thầy tôi có thể đoán được những nỗ lực tinh thần của tôi trong việc tu tập. Phải chăng người xuất gia nào cũng trải qua giai đoạn đó trong tuổi thanh niên của ḿnh? Và phải chăng vị thầy nào trước đây cũng đă từng đổ bệnh, từng sống chết với sự định tâm, nỗ lực truy t́m chân lư… rồi trở thành một con người mới, như tôi hôm nay? Con người mới sẽ là một con người rất b́nh thường, sống ở chùa như cây cỏ mọc trên rừng, không cần bày biện những lư tưởng cao xa hay những mục tiêu to lớn nào hết. Cứ hít thở không khí lành mạnh, cứ làm tất cả những công việc chay tịnh ở chùa là tự dưng sẽ đến mục tiêu, sẽ đạt lư tưởng, có thể hôm nay, có thể ngày mai ngày mốt, hay một ngày không tên nào đó, không cần phải nỗ lực t́m kiếm, không cần phải hăm hở ngày một ngày hai lo đào bới công án, thoại đầu để thành Phật thành Thánh lập tức.

 

 

(photo: Vơ Văn Tường)

 

Nhân sự của nhà bếp hồi trước năm 1975 hùng hậu lắm, nay chỉ c̣n cô Bảy và chú Đông. Cô Bảy nấu ăn, chú Đông rửa chén. Ngoài ra, có một công việc rất nặng nhọc là bỗ củi do thầy Huệ An đảm trách. Như vậy, kể luôn thầy ấy vào nhóm nhân sự nhà bếp, vị chi ba người.

Cái ḷ nấu của viện là loại ḷ đặc biệt do viện thuê một kiến trúc sư vẽ kiểu, v́ viện cần một loại bếp qui mô để nấu ăn cho tập thể đông người. Ḷ nấu trông như một cái bệ, đúc bằng gạch, tô xi-măng, chia làm hai phía bởi một ống khói vuông lớn cao vút khỏi mái nhà; mỗi phía có ba ḷ, vị chi là sáu ḷ, mỗi ḷ có diện tích gần một mét vuông; mỗi ḷ lại có tám vỉ sắt nặng chồng, lắp lên nhau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như các ṿng của hồng tâm, khi nấu nồi lớn th́ lấy bớt các vỉ sắt nhỏ ở khoảng giữa ra, khi nấu nồi nhỏ th́ lắp các vỉ lớn vào cho vừa với kích thước của đáy nồi đang sử dụng. Tám vỉ sắt với tám kích thước khác nhau như thế cho phép người ta nấu bất cứ loại nồi hay chảo nào. Phía dưới hai cái ḷ nằm ở giữa có một khung hổng để đun củi, và củi này thường là loại củi lớn mới đủ sức nung nóng cho cả ba ḷ. Nếu muốn lửa tập trung nơi ḷ giữa th́ ngăn hai lỗ thông hai bên bằng hai tấm vỉ sắt. Chính v́ cái kiến trúc đồ sộ đó mà việc bỗ củi đ̣i hỏi nhiều công sức. Trước năm 1975, có trên hai trăm thầy học tăng trẻ ở đây, chuyện bỗ củi cung ứng cho nhà bếp được chia phiên cho những thầy mạnh khỏe và quen việc. Nay viện chỉ c̣n trên dưới hai mươi người phải chia nhau nhiều công tác khác nên không đủ người để cáng đáng công việc này nữa. May mà có thầy Huệ An tự nguyện nhận lấy, làm một ḿnh, suốt ngày, từ tháng này sang tháng nọ.

Thầy Huệ An gốc người Nam, chẳng rơ tỉnh nào. Người thấp, lưng hơi kḥm. Hai vai, một xệ xuống, một kéo lên, lúc đi th́ chỉ có một tay trái đánh đàng xa, c̣n tay phải thả lỏng xuống, bất động xuôi theo thân h́nh. Chẳng phải bị tật nguyền ǵ, chỉ tại thầy quen như vậy. Thầy có đôi mắt lộ, sáng quắc. Thường cười nói vui vẻ với mọi người. Khi cười th́ cười sang sảng với từng chuỗi dài, bất kể giờ giấc nào, nhưng cũng có khi thầy im lặng suốt ngày, chẳng nói năng ǵ, trông như là đang hờn giận ai. Có người hỏi tới th́ trợn mắt, lầm ĺ bỏ đi. Nhưng thực ra th́ thầy chẳng bao giờ hờn giận ai cả. Tánh t́nh bất nhất, khó hiểu như vậy nên có người cứ tưởng là thầy bị “mát giây” hay bệnh tâm thần chi đó. Hôm nay, sau mấy năm đi xa gặp lại thầy dưới bếp, tôi hơi ngạc nhiên v́ cách ăn bận của thầy. Cứ tưởng là một anh lính nào đến chùa làm công quả. Đầu thầy đội mũ cát-két, loại của địa phương quân. Chân mang giầy lính. Áo may-ô ngắn tay nhớp nhúa đẫm mồ hôi. Quần ka-ki rằn ri, lại là của quân đội. Tôi nghĩ, có lẽ v́ công việc bỗ củi đ̣i hỏi như vậy, chứ cứ mặc những quần áo vạt ḥ mỏng manh của nhà tu th́ làm sao chịu nổi, rách nát hết th́ lấy tiền đâu mà may. Trước năm 1975, dù học tăng có xăn tay làm công tác ǵ cũng phải giữ quần áo tươm tất, không v́ công việc mà mất oai nghi thể diện của tập thể. Nếu có mặc may-ô để bỗ củi th́ cũng ở chỗ khuất chứ không phải đi nghinh ngang dưới bếp–nơi thường có phật-tử qua lại hay tụ tập đông nhất. Từ sau năm 1975, h́nh như những luật tắc oai nghi của nhà chùa cũng theo hoàn cảnh lao động tay chân của nhân dân cả nước mà nới lỏng ra. Chẳng ai chấp nhất chuyện một tăng sĩ mặc đồ nửa tăng nửa tục hay hoàn toàn thế tục như cách ăn bận của thầy Huệ An. Hơn nữa, thầy ấy đă là người bất chấp dư luận, đă là người mà ai cũng cho là “mát giây” th́ chuyện chấp nhất có c̣n ư nghĩa ǵ nữa đâu!

Cô Bảy người B́nh Định, là một bà mẹ hiền của một quân nhân tử trận. Mất con, cô vào chùa làm công quả, cầu nguyện và làm mẹ hiền của nhiều chú tiểu hay nhiều học tăng trẻ từng sống ở Phật học viện Hải Đức này. Đêm ngày cô lo nấu nướng phục vụ chư tăng không biết mệt mỏi và cũng không biết đ̣i hỏi phần thưởng nào khác cho ḿnh ngoài sự cầu nguyện cho đứa con chết trận. Cô là người làm công quả tín tâm, thuần thành và “dễ thương” nhất trong số những người làm công quả ở chùa mà tôi biết. Các thầy ở tứ xứ từng ghé qua hay tu học một thời gian ở chùa Hải Đức cũng đều công nhận như vậy. Cô không những là một đệ tử cúc cung tận tụy lo làm việc chùa mà có khi c̣n thể hiện được cái t́nh của một bà mẹ đối với quí thầy, quí chú trẻ tuổi. Không biết có phải người con chết trận của cô xưa kia là một chú tiểu nên bây giờ cô thương quư và chăm sóc quí thầy quí chú như con ruột? Cô không phải chỉ biết lo chuyện nấu nướng. Cô c̣n thăm hỏi, giúp đỡ quí thầy quí chú từng món quà hay món tiền để mua sách vở học, mua thuốc uống khi bệnh. Tiền bạc ở đâu cô có th́ chẳng ai biết. Chỉ thấy cô mua món này món nọ để biếu quí thầy quí chú khi cần thiết. Thầy Thông Chánh nói mấy tháng sau tháng tư 1975, có một dạo viện Hải Đức bị thiếu hụt tiền chợ, cô Bảy đă đem tiền túi của cô để lo thực phẩm cho viện một thời gian.

C̣n chú Đông th́ quê ở Đại Điền, Diên Khánh, là một gă đàn ông lực lưỡng, có bộ mặt thô kệch với cái trán thấp đầy vết nhăn, nhíu lại như một miếng vải nhàu nằm trên đôi mắt lộ với đôi ngươi đỏ ngầu của một người say sưa. Sống mũi không có, dẹt như muốn hơm vào trong tạo thành một cái rănh băng ngang giữa hai mắt. Hai cánh mũi to mà lại bẹt ra, chừa hai cái lỗ toang hoác tưởng chừng có thể nhét vào được cả hai viên bi thủy tinh. Miệng chú th́ rộng nhưng đôi môi quá mỏng khiến cái môi trên cứ vểnh lên như một ụ đất, hay như h́nh dạng của một cái mái nhà. Răng chú th́ vàng khè, đóng từng bợn nâu ở giữa các kẽ. Có lẽ v́ chú hút thuốc rê quá nhiều. Chú thường mặc chiếc áo cộc tay, màu nâu, loại vải nhà chùa. Không bao giờ thấy chú mặc quần dài. Bao giờ cũng cái quần xà-lơn, khi màu trắng, khi màu nâu. Tướng đi chú nặng nề, đôi chân trần không bao giờ mang giép nện th́nh thịch trên nền đất, có thể nghe được từ xa. H́nh tướng dị hợm như vậy đó, nhưng tánh t́nh chú rất dễ thương, ai nói ǵ cũng cười. Có khi cũng biết giận dỗi nhưng chỉ chút xíu là lại cười, bỏ qua ngay. Nghe nói trước kia chú Đông cũng là một nhà sư, cùng thời hoặc sau thầy bổn sư của tôi vài năm. Chú tu sao đó mà không thành, phải bỏ ngang, rồi cuối cùng lại trở vào chùa xin một pḥng nhỏ không phải để làm thầy tu mà để làm một cư sĩ quanh năm công quả, tự nguyện gánh những công việc cực nhọc nhất trong chùa. Có lần tôi nài chú kể chuyện đời cho nghe mà chú kể ǵ đâu dài ḍng với cái giọng khàn khàn khó hiểu, cuối cùng là cười sằng sặc, khiến tôi cũng chẳng biết năy giờ chú nói ǵ. Ai hỏi tới chuyện đời tư của chú cũng đều được chú kể theo cung cách như vậy, cho nên, con người thô kệch mà chất phác đó dù có mặt hàng ngày ở chùa mà hăy c̣n là một nhân vật huyền sử, c̣n ẩn giấu đâu đó trong đôi mắt đục là cả một thời quá khứ oanh liệt hay đầy đau khổ… chẳng ai biết nổi.

Nhà bếp của viện nằm ở một vị trí khá đặc biệt: nơi hội tụ của hai con đường B́nh Minh và Hoàng Hôn. Từ chùa Long Sơn (Tỉnh Hội) qua viện Hải Đức, người ta băng hết con đường Hoàng Hôn bọc theo lưng núi th́ đến ngay nhà bếp của viện. Phía dưới xóm Xưởng đi lên cũng vậy, từ con đường đá lởm chởm của đường B́nh Minh tẻ lên tam cấp cao, vừa dứt bậc cấp cuối cùng th́ đến ngay hông nhà bếp với dăy pḥng ăn nhỏ của các chú tiểu và khách thập phương. Như vậy, từ cái băng ghế gỗ ở góc nhà bếp, nơi mà chú Đông hay nằm tréo gị trên đó để ngủ trưa, người ta có thể quan sát được kẻ đến người đi qua hai con đường nói trên. Mà thiên hạ đến viện, sau khi vượt qua một trong hai con đường ấy, tự dưng ai cũng muốn ghé vào nhà bếp để nghỉ ngơi, xin nước uống, trước khi đi thăm viếng quí thầy quí chú hoặc lễ Phật. Cho nên, nói đến viện Hải Đức mà không nói đến cái nhà bếp này th́ coi như chỉ thấy được vẻ tĩnh chứ chưa thấy được chỗ động của nó. Nhà bếp ở đây là địa điểm quan trọng lắm. Nó là điểm gặp gỡ, là nơi tựu về, là tụ giao thông của những con đường lớn nhỏ trên viện. Quí thầy từ hai dăy tăng pḥng muốn đi xuống trai đường, chánh điện hay nhà khách, cũng phải đi ngang hoặc xéo qua góc nhà bếp. Bao nhiêu thiền sư lỗi lạc của nhiều thế hệ tăng sĩ, bao nhiêu tao nhân mặc khách của chốn bụi hồng lạc bước hoặc hăm hở đến đây cũng đều ghé ngang hoặc ngồi nghỉ trên chiếc băng gỗ dựa vào cây cột chính của nhà bếp. Và hôm nay, mới từ phương xa trở về, tự dưng tôi lại t́m thấy từ nhà bếp của viện một hoạt cảnh, hay đúng hơn, một bức tranh sống động và thơ mộng nhất mà chỉ từ cái nhà bếp với lịch sử nhiều năm hội tụ mới có thể vẽ nên được. Đó là sự tập trung một cách hài ḥa và tự nhiên của ba nhân vật dị thường: thầy Huệ An, cô Bảy và chú Đông. Một tăng, một nữ cư sĩ và một nam cư sĩ. Họ là những người ít nói nhất, chỉ biết lặng lẽ làm việc, làm những việc nặng nhọc nhất, tầm thường nhất, từ sáng đến tối. Từ điểm hội tụ, họ xuất hiện như những cánh hoa rừng. Những cánh hoa ấy không  tượng trưng cho trí tuệ cao vời của tăng môn hay kiến thức quảng bác của tục khách. Chúng chỉ mọc lên một cách hoang dại, sơ khai, không cần tự tô điểm mà cũng không phải để tô điểm một cái ǵ. Chúng chỉ có mặt và trong im lặng, tự thể hiện bản thể của chúng.

 

Thầy Huệ An bước đến gần, cười kh́ với tôi khiến tôi giật ḿnh quay trở về với thực tại. Thầy nh́n tôi, ngoẻo đầu một bên, ngắm nghía một lúc, rồi vừa cười vừa nói, vừa bỏ đi chỗ khác:

“Biết rồi, biết rồi!”

Cả tôi và thầy Thông Chánh đều chẳng rơ thầy ấy biết ǵ mà nói là biết rồi. Chúng tôi được cô Bảy dọn cho một mâm cơm ở pḥng ăn nhỏ gần nhà bếp. Nh́n tôi, cô nói:

“Chao ôi, chú Khang bây giờ cao lớn quá, lại rắn chắc nữa. Chắc chú có làm ruộng làm rẫy phải không?”

“Dạ, có,” tôi cười đáp.

“Tội nghiệp chưa. Mấy thầy mấy chú ở các nơi khác bây giờ phải làm việc cực nhọc suốt ngày, đâu có th́ giờ tu học. Chú về đây ở luôn đi, ở đây đâu có làm việc dữ vậy. À, mà nghe nói chú bị bệnh, phải không? Vậy th́ về đây dưỡng bệnh luôn, đừng đi đâu nữa nghe.”

“Chú ấy dự định trở về đây đó, cô coi chùa ḿnh đủ gạo nuôi chú ăn không?” thầy Thông Chánh vừa cười vừa nói chen vào.

“Mô Phật, hồi trước ở đây có trên hai trăm thầy, bây giờ về hết c̣n có mười mấy thầy th́ chuyện cơm gạo đâu có khó khăn ǵ! Mười chú, hai chục chú như vầy chùa cũng c̣n lo được nữa là.”

Cô Bảy xuống bếp trở lại. Tôi dùng cơm mà suy nghĩ vẩn vơ. Trong luật chùa, người thọ trai chỉ được nghĩ đến công lao khó nhọc của nhiều người đă mang đến thức ăn cho ḿnh chứ không được phóng tâm nghĩ tưởng qua chuyện khác. Tôi đă tập quen với sự ăn cơm trong chánh niệm như vậy rồi, nhưng không hiểu sao hôm nay, tôi lại buông thả tâm ư dễ dàng như vậy. Tôi đang nghĩ về chuyện cơm gạo trong chùa qua vài câu trao đổi khi năy giữa thầy Thông Chánh và cô Bảy. Rơ ràng là từ gần một năm nay, sau biến cố 1975, vấn đề thực tế cơm gạo đă trở thành điều phải quan tâm của những người đang ở chùa. Đành rằng người xuất gia phải nhớ nghĩ đến công lao của những người tạo ra cơm áo cũng như những người mang áo cơm đến cho ḿnh. Tức là cũng đă dành thời giờ trong ngày để nghĩ về nguồn gốc cơm áo. Nhưng khi chuyện cơm áo trở thành điều kiện để dung nhập một người vào chùa, th́ điều này đă làm mất đi phần nào sự thơ mộng của đời sống, cũng như đă làm giảm đi rất nhiều cái t́nh cảm cao đẹp nhẹ nhàng giữa những người trong chùa với nhau. Trở về chùa Hải Đức này, tôi đă không gặp khó khăn ǵ trong chuyện khẩu phần ăn uống (nói theo cách nói của thời đại)  hay pḥng ốc–v́ dù sao Hải Đức cũng là ngôi chùa gốc mà tôi đă thế phát xuất gia trước kia, và thầy Hải Tuệ bổn sư của tôi hăy c̣n gánh trách nhiệm nặng nề nơi đây. Tuy nhiên, thử tưởng tượng, nếu một vị tăng sĩ lạ từ đâu đến xin tá túc tu học mà những thầy có trách nhiệm ở đây phải suy tính–dù chỉ một vài giây thoáng qua–về vấn đề khẩu phần cơm gạo… th́ quả là cửa thiền đă nhuốm mùi tục lụy. Trước năm 1975, thầy Thông Chánh, cũng như tôi, chỉ biết lo chuyện tu học, có đời nào lại mở miệng ra nói đùa một câu về chuyện cơm gạo! Có lẽ ngôi viện Hải Đức đồ sộ này đang lâm vào cảnh bế tắc kinh tế thế nào đó mà tôi chưa được rơ. Tôi nhớ lại ngôi chùa Long Tuyền ở Hội An mà tôi vừa rời xa mới tuần lễ. Ở đó, từ khi lớp học bị giải tán vào tháng ba năm 1975, học tăng chúng tôi phải làm việc suốt ngày suốt tháng để tự túc kinh tế. Long Tuyền là ngôi chùa ở vùng quê, có ruộng vườn để canh tác. C̣n viện Hải Đức trên núi cao này… chỉ được cái là có cảnh đẹp. Nếu phật-tử không đóng góp cúng dường, chẳng rơ nguồn tài chánh căn bản sẽ đến từ đâu–tôi quên khuấy đi rằng ngay từ lúc nhỏ mới xuất gia, tôi đă từng biết rằng viện c̣n có xưởng vị trai hỗ trợ kinh tế. Tự dưng tôi phải quan tâm đến vấn đề đó, quan tâm thực sự, không c̣n chút thơ mộng nào sót lại trong tâm hồn. Tôi hỏi thầy Thông Chánh:

“Viện ḿnh có làm ruộng làm vườn hay sản xuất chi không vậy thầy?”

“Ờ… ban giám đốc cũng có tính đó, nhưng chưa quyết định. Nghe nói là Thượng tọa Đỗng Minh sẽ giao một số công việc cho anh em làm ở hăng vị trai. Chú biết là trước kia tài chánh của viện là nhờ bên hăng vị trai đài thọ chứ ǵ? Bên hăng lâu nay chỉ do một số cư sĩ đảm trách. Nay có lẽ sẽ mở rộng thêm nhiều ngành nghề sản xuất khác, rồi đưa tăng sĩ của giáo hội, đặc biệt là nhân sự của viện Hải Đức, vào cáng đáng. Thời buổi này, ở chùa nào cũng vậy thôi. Phải lo tự túc kinh tế. Ít nhiều ǵ th́ anh em ḿnh cũng phải bắt tay vào công việc ở hăng vị trai là công việc sản xuất tiểu thủ công nghệ, cũng nhẹ nhàng chứ không quá nặng nhọc và chiếm nhiều th́ giờ như công việc ruộng rẫy ngoài Hội An mà chú từng trải. Nhưng đó là chuyện tương lai, bây giờ chú đang bệnh, lo dưỡng bệnh cái đă. Ăn đi.”

 

Ô

 

Qua ngày hôm sau, trong bữa điểm tâm tại pḥng ăn, tôi được gặp đầy đủ tất cả nhân sự c̣n sót lại của viện. Tính tổng cộng cả thảy khoảng chừng trên hai mươi người, một con số quá nhỏ so với khu viện rộng lớn. Hầu hết quí thầy ở đây tôi đều biết và họ cũng đều biết tôi. Duy có thầy Tuệ Sỹ là tôi mới gặp lần đầu. Năm 1974, khi Phật học viện Trung Đẳng Hải Đức đổi thành Viện Cao Đẳng Phật học, thầy Tuệ Sỹ được mời từ Sài G̣n về để giảng dạy cho sinh viên tăng tại đây. Lúc đó, tôi đang học tại Phật học viện Quảng Nam ở Hội An nên không được biết thầy.

Tôi từng nghe tiếng cũng như đă có đọc bài của thầy viết trong tờ Tư Tưởng, Vạn Hạnh. Tôi cũng có mua vài cuốn sách của thầy viết và dịch. Nhưng sách của thầy, tôi đọc mà chẳng hiểu ǵ mấy v́ chưa đủ tŕnh độ. Chỉ có mấy bài thơ của thầy là tôi mê và thuộc ḷng. Thầy Tuệ Sỹ nhỏ người, ốm. Nước da ngăm đen. Trán thấp, nhưng lông mày rậm đen làm nổi bật đôi mắt sáng, thông minh và hiền từ. Đôi hàng lông mi của thầy cũng đặc biệt: cong, dài và đen sậm như loại lông mi giả mà trước khi xuất gia, tôi từng thấy các chị của ḿnh dùng để gắn chồng lên lông mi thật của họ. Sóng mũi thầy cao, thanh. Môi thường mím, nhưng khi nói cười th́ biểu lộ cả một trời phóng khoáng, cởi mở. Thầy là típ người rất lôi cuốn kẻ khác. Lần đầu gặp thầy, tôi đă mến thích ngay.

Trong ngày đó, mẹ tôi đă lên viện để t́m thăm tôi. Bà vẫn gầy ốm như xưa, nhưng trông héo hắt, buồn bă và đầy âu lo. Cho đến lúc đó, tôi vẫn chưa cảm thông được hoàn cảnh của mẹ, của gia đ́nh. Mấy năm xa nhà, tôi chỉ biết lo tu học, hầu như không màng ǵ đến chuyện gia đ́nh của ḿnh nữa. Nay về đến Nha Trang, gặp mẹ, tôi vẫn c̣n mù tịt không biết ǵ hơn về gia đ́nh v́ mẹ tôi chẳng bao giờ hé miệng, mà cũng v́ tôi không phải là người biết gợi chuyện cho mẹ nói.

Vài ngày sau là đến Tết. Tôi xin phép thầy Hải Tuệ về thăm nhà vào đúng ngày mồng một. Tôi đi bộ từ viện về đến nhà–ngôi nhà năm xưa với bao kỷ niệm ấu thời mà tôi biết là vẫn c̣n đó. Nhưng từ xa nh́n về hướng nhà, tôi đă ngạc nhiên không thấy giàn bông giấy đỏ rực trước ngơ mà xưa nay, nó chính là điểm dấu nổi bật nhất của nhà tôi trên suốt con đường Nguyễn Thái Học này. Đó là giàn bông giấy rậm rịt đan qua cái cổng dẫn vào nhà. Giàn bông với hai gốc già tuổi hơn tôi, nghe nói là do ông ngoại tôi trồng lấy, nay đă bị bứng đi. Ngơ trước bây giờ trở nên trống vắng, trơ trụi thế nào ấy. Ngay cả bức tường thành quét vôi trắng cũng bị đập vỡ hai phần, chỉ c̣n lại một phần nhỏ hai bên cổng vào. Qua cổng rồi, tôi lại c̣n ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng hơn một nửa cái sân lót gạch phía trước cũng đă được dựng lên trên đó một căn pḥng, đóng bằng ván ép, bít bùng. Cái sân chơi này là thế giới thần tiên của bọn nhỏ chúng tôi hồi đó. Và làm sao tôi có thể quên được ở phía bên phải cái sân chơi, có cái cửa sổ nhỏ của nhà bên cạnh mà cô bé tên Xù thường lấp ló nh́n qua, rồi trốn nấp… một dạo xưa. Cảnh cũ giờ này không c̣n ǵ nữa. Trước mắt tôi là một thế giới bít bùng, tường vách, ván gạch, chen chúc như giành nhau từng tấc đất, không kể ǵ những không gian, những khoảng trống thơ mộng cần thiết. Tôi ngơ ngẩn đứng giữa khoảnh sân c̣n lại, nh́n vào nhà trong, không dám tin rằng đây là căn nhà xưa mà tôi từng lớn lên. Biết đâu chừng tôi lạc vào nhà người hàng xóm, vốn cũng có gạch tường vôi với mái ngói âm dương y hệt! Vừa lúc đó, đứa em trai út của tôi cùng đứa cháu trai nhỏ gọi tôi bằng cậu, từ phía sau cái hẻm nhỏ bước ra. Thấy tôi, chúng mừng rỡ, kéo tôi vào nhà sau. Nhà sau hồi xưa chỉ là nhà ở tạm của gia đ́nh ông cậu Hai (anh ruột mẹ tôi), nay trở thành “nhà tôi”. Và “nhà tôi” của năm xưa th́ nay đă đổi chủ. Chủ mới chẳng ai xa lạ, cũng là đứa em con cậu của tôi thôi. Người em con cậu của tôi với tư cách cháu đích tôn của ông ngoại, đă về chiếm ngự căn nhà từ đường của tộc họ mà trước năm 1975 không ai chịu ngó ngàng tới ngoại trừ mẹ tôi. C̣n căn pḥng đóng bằng ván ép ở sân trước th́ là “nhà” của cậu Tư của tôi, tức là cha ruột của người em con cậu ấy. Mợ tôi mất từ lâu nên cậu tôi bước thêm bước nữa, có hai con với một người đàn bà góa chồng. Cả bốn người sống trong căn pḥng nhỏ trước sân đó. Rơ ràng đất nước thay đổi th́ nhà tôi cũng đổi chủ và đổi luôn cả cái bề ngoài phong quang cổ kính của ngày cũ.

Bây giờ, cả gia đ́nh tôi, phải chen chúc nhau vào cái nhà sau ấy. Cũng may là gia đ́nh cậu Hai (cậu đă bị Việt Minh tử h́nh, chỉ c̣n mợ và ba người con gái) v́ đă có nhà khác nên mới nhường cái nhà sau cho gia đ́nh tôi có chỗ che mưa núp nắng.

“Dù sao, đó cũng chỉ là cái vỏ bề ngoài,” tôi tự an ủi như thế khi bước vào “nhà ḿnh”. Ba mẹ tôi đông con lắm, những mười bốn đứa lận. Người chị lớn nhất của tôi du học ở Mỹ, lập gia đ́nh và ở luôn bên đó. Người chị thứ hai lấy chồng sĩ quan Không quân của chế độ cũ, đang sống với con tại Sài G̣n chờ chồng đi học tập cải tạo. Anh thứ ba lập gia đ́nh, đă có con, cũng ở Sài G̣n. Người chị thứ năm cũng đă lập gia đ́nh, chồng là sĩ quan ngành Tâm lư chiến, mất tích trong chiến tranh, gởi đứa cháu trai cho gia đ́nh tôi trông nom rồi phiêu dạt ở đâu trong Sài G̣n chưa thấy quay lại. Như vậy, trong mười bốn người con, chỉ có bốn người lập gia đ́nh ở riêng; kể thêm tôi ở chùa nữa là năm người không có mặt trong nhà. Số c̣n lại là chín người tất cả, “quây quần” bên ba mẹ tôi trong cái nhà sau nhỏ xíu như chuồng bồ câu ấy.

Nhà tôi đă bị khánh tận. Hai chữ “khánh tận” đó được tôi hiểu rơ nhất là từ hoàn cảnh của gia đ́nh ngày hôm nay. Đó là thực tế mà tôi biết được chỉ sau một vài phút ngồi trong nhà, nh́n anh chị em qua lại hay nói chuyện với nhau. Anh chị em tôi đang lao xao trong nhà th́ đổi thành im lặng khi tôi mới bước vào. Đă nhiều năm không gặp mặt, bây giờ tôi về, cả nhà hăy c̣n ngỡ ngàng. H́nh như họ không biết đón tiếp tôi bằng tư cách nào và bằng cách thể hiện nào. Họ chỉ nh́n tôi, cười chào. Những nụ cười chực khóc. Những nụ cười nửa như muốn che giấu, nửa như muốn bộc lộ tất cả những khổ đau, ấm ức trước sự suy sụp của đại gia đ́nh trong hoàn cảnh mới của đất nước. Cả nhà tôi đều thất nghiệp. Thật là một điều khó có thể tin nổi! Tính từ người chị kế tôi trở lên, cả nhà đều có tŕnh độ đại học và một nửa nhân số ấy là giáo sư trung học, giáo viên tiểu học. Cả nhà đổ ra ngoài t́m kiếm việc làm đă nhiều tháng qua mà không ai có được một công việc nhỏ. Họ sẵn sàng chịu làm cu-li bốc vác, phu kiều lộ hay bất cứ công việc hạ tiện nào khác mà vẫn không được chính quyền mới khứng nhận. Lư do đơn giản là v́ ba tôi đă làm việc cho chế độ cũ, khiến cả nhà bị kết chung một tội qua một bản cáo trạng bất thành văn là “ngụy quyền”. Ngần ấy người bị thất nghiệp hơn chín tháng rồi, bao nhiêu tài sản (thực ra có bao nhiêu đâu!) trong nhà biến thành vật đổi chác lấy gạo nuôi thân. Hữu, đứa em trai kế tôi, đứa em mà mới năm nào đă cùng tôi “phải ḷng” hai chị em Trang và Thúy hàng xóm, phải t́nh nguyện vào Đoàn Thanh niên Xung phong sau một thời gian t́m việc không có. Đoàn Thanh niên Xung phong thực ra là một đoàn thể bán quân sự dấn thân vào những nơi biên địa, rừng sâu, khai phá, dọn đường, đón chịu mọi tai họa để lót đường cho Quân Đội Nhân Dân tiến tới nơi muốn tiến. Chỉ có ḿnh Hữu là t́m được lối thoát ra khỏi căn nhà tù túng, nghèo đói và sa cơ này với cái giá khá đắt là hiến cả tuổi thanh xuân của ḿnh cho một công việc và lư tưởng mà nó biết rằng không có ǵ cao đẹp.

Ba tôi là Chủ sự, kiêm một lô chức vụ quan trọng của Ṭa Hành Chánh Tỉnh, bị bắt đi học tập cải tạo từ lúc chính quyền cộng ḥa sụp đổ. Nay ông vừa được tạm thả về v́ bị phù thủng quá nặng lại c̣n bị áp huyết cao, hay nói mê nói sảng trong tù. Ba tôi chỉ ngồi một chỗ, ngâm đôi chân sưng vù trong chậu nước nóng. Anh chị em tôi, kẻ đứng người ngồi, ủ rủ, chán chường. Ngày Tết mà không khí trong nhà như có đại tang. Không bánh mứt, không trà, không pháo, không hoa, không nụ cười, không tất cả. Trước cảnh tượng buồn thảm đó, tôi muốn rơi nước mắt. Trong gia đ́nh, ngoại trừ những anh chị đang ở xa, có lẽ tôi là người duy nhất đang có mặt ở đây mà không phải chịu chung cái cộng nghiệp khổ đau, tủi nhục ấy. Chúng tôi im lặng ngồi chung trong một gian nhà nhỏ, chẳng ai nói một lời. Chỉ có đứa em út mười một và đứa cháu trai bốn tuổi của tôi là c̣n biết đùa giỡn với nhau một cách vô tư. Nhưng tôi biết rơ, chúng đă chẳng có quần áo mới hay tiền ĺ x́ để vui Tết cho đúng với lứa tuổi hồn nhiên của chúng. Và tôi cũng biết rằng, nếu tôi nấn ná ngồi lâu hơn một chút, có thể tôi và cả nhà sẽ cùng rơi nước mắt trên nền gạch hoa của ngày đầu xuân. Tôi đứng dậy, gởi lại tất cả tiền bạc có trong túi áo nhật b́nh cho cả nhà vui xuân hay mua thực phẩm. Rồi tôi vội vă quay trở về chùa.

Ba ngày Tết cũng trôi qua. Những ngày kế tiếp, tôi được thầy Thông Chánh đưa xuống băi biển hóng gió. Có khi, chúng tôi đón gió biển từ ngôi tháp chuông trên đỉnh đồi Trại Thủy, hoặc băng đường núi, qua Kim Thân Phật Tổ, để nh́n ngắm biển và phố Nha Trang qua làn sương mỏng buổi chiều. Những cảnh trí thơ mộng và đẹp đẽ đó lúc nào cũng vậy, rực rỡ một cách cao khiết và không bị chi phối bởi sự đổi thay của đất nước qua các chế độ. Nhưng quả thật là bấy giờ tôi chỉ nh́n mà không thấy được, không thưởng thức được ǵ nữa. Tôi hăy c̣n đau xót trong ḷng. Căn bệnh thể xác tôi mang trong người đă có vẻ thuyên giảm rất nhiều nhưng nỗi đau tâm hồn th́ tôi lại bắt đầu nhuốm lấy. Nỗi đau đó không đơn giản như là sự xót thương cho hoàn cảnh gia đ́nh, cho hoàn cảnh xă hội chung quanh. H́nh như đó c̣n là một cảm giác thiếu vắng, một mong đợi bất thành. Từ ngày về Nha Trang, h́nh như trong sâu thẳm tâm thức của ḿnh, tôi đă cưu mang một nỗi hy vọng nào đó. Tôi muốn t́m một cái ǵ mới mẻ, tươi đẹp và bền bỉ hơn. Rơ ràng là khi hăm hở lao đầu vào hư không một cách cực đoan, tâm thức con người không bị vỡ nát đi bởi sự va chạm mà lại bị lộn nhào về phía khởi điểm.

Khi lững thững từ đỉnh đồi trở về pḥng riêng, lần đầu tiên trong đời, tôi bỗng cảm nhận được một nỗi đau khổ quằn quại trong tự đáy tim ḿnh. Tôi đau khổ. Đây không phải là cái đau khổ của một người bị trúng mũi tên độc. Tôi không bị trúng mũi tên nào cả. Tôi chỉ nghe được tiếng những mũi tên rít gió vụt bay qua, từ bốn phương, từ tám hướng… và tôi rung lên, rơi té xuống vực thẳm hun hút không bao giờ thấu đáy. Ôi, nỗi đau không nói được nên lời. Nỗi đau cần được tựa vào một người nào khác, cần được an ủi và cần được chăm sóc một cách êm mát… Phải rồi, tôi biết rồi: tôi cần một người bạn. Trước đây tôi từng có những người bạn khá thân: Dũng, Kính, Sáng, Tửu… Bây giờ họ không có quanh tôi, nhưng nếu có, tôi cũng không cần họ nữa. Thiện hữu tri thức, ồ, những người bạn mà khi gần họ trong ta nẩy sinh thêm những hiểu biết và tăng lớn thêm những hạnh nguyện cao cả… Tôi không cần họ nữa. V́ họ sẽ không làm được ǵ với nỗi đau khổ của tôi. Tôi cần một người bạn khác với những người bạn mà tôi có trước đây. Một người bạn có thể không cần những cao vọng hay tham vọng giải thoát của tôi. Tôi không thể h́nh dung được người bạn ấy sẽ thế nào. Nhưng tôi biết, người bạn ấy, cũng như tôi, là một người đau khổ và cô đơn kinh tợn. Tâm thức bềnh bồng mà lại bộng rỗng như tôi bây giờ cần có một ngơ thoát, hay ít ra, phải có một người bạn như thế.

 

 

 oOo

 

Mời đọc tiếp Chương 6

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back