BỤI ĐƯỜNG

tức Phương Trời Cao Rộng 2

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996

 

(Bản điện tử đăng nơi đây có hiệu đính, lược bớt)

 

oOo

 

 

CHƯƠNG BA

 

 

 

Những năm trước 1975, trong chương tŕnh học của Phật học viện đă có dạy sơ về Thiền. Đến mùa hè, viện c̣n có lớp Thiền vào buổi tối do Thượng tọa giám viện đảm trách, dạy cho quư thầy, quư chú từ các chùa khác trong tỉnh đến nhập hạ an cư. Nhưng có thể nói rằng, luồng khí Thiền được thổi vào sinh hoạt của tăng chúng một cách mạnh mẽ, thấm đậm, là kể từ khi Phật học viện hoàn toàn bị giải tán, tăng chúng thực sự bắt tay vào công việc đồng áng từ ngày này qua tháng nọ như những nông phu chuyên nghiệp, và kể từ khi có sự hiện diện của thầy Như Chấn.

Thầy Như Chấn là đệ tử của Thượng tọa giám viện; vào Sài-g̣nhọc ở Đại học Văn khoa. Đang học ở năm thứ tư, sắp lấy cử nhân văn chương th́ xảy ra biến cố 30/4/1975, thầy ấy bỏ Sài-g̣n, trở về chùa Long Tuyền, nhập chúng tu tập.

Thầy Như Chấn hăy c̣n trẻ, chưa quá ba mươi. Tôi độ chừng thầy ấy cỡ hai mươi sáu, hai mươi bảy th́ phải. Thầy thấp người, rắn chắc, da sạm đen, làm việc đồng áng rất khỏe và bền bỉ. Chỉ trong một thời gian ngắn sinh hoạt chung với tăng chúng, thầy ấy dường như đă nhận ra sự tẻ nhạt nào đó trong nếp sống lao động vất vả suốt những ngày dài tháng rộng nếu không có thiền khí phập phồng qua cánh mũi của những kẻ xuất trần trẻ tuổi dưới chế độ mới. Không thể nói rằng có thầy ấy th́ ở đây mới có thiền. Chính Thượng tọa giám viện đă đề xướng sự tụ tập thiền định và đưa sinh hoạt tụ tập này vào nề nếp, qui củ từ nhiều năm về trước. Chỉ có thể nói được rằng, những nỗ lực âm thầm, tự phát của tăng chúng trẻ tuổi nơi đây đă bị cuốn theo ư lực mạnh mẽ của thầy Như Chấn để dấy nên một không khí tu tập thiền định mới mẻ hơn, sống động hơn. Tôi và Sáng, người huynh đệ đồng môn và đồng hương rất thân, cũng không khỏi bị cuốn theo ḍng thác đó.

Những ngày được nghỉ công việc đồng áng, chúng tôi được thầy Như Chấn giảng kinh Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật, rồi kinh Lăng Già, kinh Thủ  Lăng Nghiêm… Những kinh ấy từng được Thượng tọa giám viện giảng dạy cho quư thầy lớn hoặc cho chúng tôi trước đây, nhưng qua thầy Như Chấn, tôi thấy tâm ḿnh sáng tỏ hơn, thấy rơ con đường và mục tiêu tối hậu của Thiền học Phật giáo. Có thể tâm tôi vào lúc ấy, như một miếng đất lành vốn được phát quang sạch sẽ bởi thầy tôi, bởi Thượng tọa giám viện và qua nhiều năm tháng nỗ lực tu tập, nên thầy Như Chấn chỉ cần tưới nước, chăm bón thêm, là những hạt mầm tốt đẹp ươm sẵn được vùng dậy, vươn lên, khai mào cho một tiến tŕnh phát triển mạnh mẽ hơn. Và như một người mù được mắt sáng, chẳng biết mỏi mệt trong sự nh́n ngắm cảnh vật, tôi giốc trọn tâm tư vào sự chiêm nghiệm chính bản tâm ḿnh. Tôi sờ mó nó, t́m hiểu nó, rồi đùa giỡn với nó như giỡn với một quả cam, một trái banh trên tay… và đôi lúc, tôi ném nó bay vút đi, tan biến vào hư không; rồi khi tôi dơi theo sự tan biến của nó, tôi cũng tan biến theo, và tôi không c̣n tôi. Và tôi lại soi thấy tôi trong sự phản hiện của hư không…

Càng lúc tôi càng tỏ rơ về tâm ḿnh, đến nỗi tôi nh́n đâu cũng thấy nó. Và khi tôi đọc kinh, nghe kinh, nghe thuyết pháp hay nh́n ngắm một sự vật nào đó, th́ những điều này đều như phơi bày, hiển lộ thêm cho cái thấy của tôi về bộ mặt thực của nó. Cái tâm ấy h́nh như đă mượn những lời giải thích kinh luận, và ngay cả ở những hành vi lập dị của thầy Như Chấn để được khai mở trọn vẹn như một đóa hoa đầu mùa. Và giai đoạn đó có thể nói là giai đoạn bừng sáng nhất của trí tuệ trong tôi. Tôi ngạc nhiên nhiều lần như nghe được, thấy được, hiểu được những điều ḿnh đă nghe, đă thấy và đă hiểu trước. Có khi tôi hiểu trước được cả những ǵ các vị pháp sư sắp nói ra hoặc đang cố gắng giải thích một cách dễ hiểu và tường tận cho kẻ khác. Tôi đọc lại những sách về thiền học mà trước đây tôi từng đọc qua nhiều lần, và lần đọc lại này, tôi thấy tâm tôi sáng hơn, đọc đến đâu là niềm hân hoan bừng tỏa ra đến đó. Niềm hân hoan ấy như chảy tràn theo nhịp thở của tôi, liên tục từ phút giây này qua phút giây khác và được bồi đắp thêm, phát triển bội phần lên mỗi khi sáng tỏ thêm một điều ǵ khác từ kinh điển hay từ những việc nhỏ nhặt tầm thường hàng ngày. Nhưng kinh nghiệm sâu đậm nhất mà tôi nhớ măi trong thời gian này là lúc đang kinh hành với tăng chúng vào một thời công phu chiều.

Lúc ấy tôi đang rung một cái linh nhỏ. Cái linh là một loại pháp khí của thiền môn, có thể diễn tả cho dễ hiểu là một loại chuông nhỏ h́nh thù như cái khánh, nhưng có tay cầm ở phía trên; bên trong của chuông là một quả lắc bằng đồng. Linh cũng như khánh, được rung theo nhịp trường canh mà tiết điệu của nó tùy theo nhịp mơ lơi hay nhặt. Lúc nào linh và khánh cũng nhanh gấp đôi nhịp mơ, thường được trỗi lên khi có những bài tán nhịp điệu. Ở các chùa Quảng Nam, linh được rung luôn vào lúc kinh hành niệm Phật. Chiều hôm ấy, tôi vừa lắng nghe chăm chú tiếng phát ra của nó từ sự va chạm của quả lắc và quả chuông nhỏ này, th́ bỗng sực ngộ ư nghĩa về âm thanh của một bàn tay, một công án mà tôi tham cứu (thuật ngữ gọi là đề) nhiều ngày trước đó nhưng chẳng kết quả ǵ.

Như vậy, việc tu tập của tôi lúc ấy không c̣n giới hạn trong những thời khóa tụng kinh, ngồi thiền, nghe giảng kinh, mà luôn cả những giờ lao động ngoài ruộng vườn, vẫn không ngưng nghỉ, gián đoạn.

Hầu như sau giờ lao động ngoài ruộng vườn, những giờ c̣n lại của tăng chúng (không kể quư thầy tỳ kheo lớn tuổi hoặc ngang tuổi thầy Như Chấn), đều bị cuốn theo nếp sinh hoạt bừng bừng “thiền khí” do chính thầy Như Chấn dẫn dắt. Quả thật thầy ấy có sức lôi cuốn không thể tả qua đôi mắt sáng ực, rất thần, và qua giọng nói mạnh, sang sảng như chuông đồng. Gần mười chú tiểu c̣n lại của Phật học viện, kể cả tôi, bỗng trở nên những con cừu non ngoan ngoăn bước theo sự dẫn đạo của thầy ấy.

Nhưng phong trào nào cũng có sự thăng-trầm suy-thịnh của nó. Chưa đầy hai tháng sinh hoạt thiền đạo rất nề nếp và khởi sắc, phong trào bỗng lắng xuống và có vẻ như tan dần theo sự im lặng nhiều ngày của thầy Như Chấn. Cho đến một đêm, sau một ngày lao động mệt mỏi, bọn sa-di chúng tôi kẻ nằm nghỉ, người ngồi đọc sách trong pḥng, bỗng thấy thầy Như Chấn từ ngoài bước vào với vẻ nghiêm trọng. Thầy mặc áo tràng, cổ đeo tràng hạt dài, tay cầm gậy trúc, bước vào đến giữa pḥng, nói lớn:

“Tất cả các chú theo tôi. Tất cả. Đi, đi! Các chú hăy đến đạo tràng của tôi để lắng nghe sự huyền nhiệm của Quán Thế Âm.”

Tôi đang chú tâm đọc sách, thấy chuyện này xen vào th́ không được vui lắm, dù rằng tôi rất thích nghe thầy ấy giảng pháp. Nhưng thầy cứ đứng giữa pḥng, thúc hối:

“Đi, đi mau! Ai là người mong cầu tri giác vô thượng của chư Phật th́ không thể bỏ qua được cơ hội lắng nghe những mật ngôn bất khả tư ngh́ của Quán Thế Âm.”

Các chú khác, kể cả Sáng, đă vùng dậy mặc áo tràng vội chạy theo thầy Như Chấn mà tôi vẫn c̣n chần chừ. Chú Tửu là người lớn tuổi nhất trong chúng sa-di, ngang tuổi với thầy Như Chấn, cũng có vẻ qui thuận dễ dàng, khoác áo tràng thật nhanh, bước theo các chú kia ra khỏi pḥng. Các chú cùng rời pḥng vội vă như thực sự sợ mất cơ hội, nhưng tôi th́ miễn cưỡng rời khỏi chỗ bàn học của ḿnh, bước từ từ đến chỗ treo móc áo, lấy áo tràng của ḿnh, rời pḥng sau chót.

Khi tôi đến pḥng thầy Như Chấn th́ thấy các chú đến trước đă quỳ dưới đất cả rồi. Các chú đang chắp tay, thành khẩn lắng nghe thầy Như Chấn giảng về Đại Bi Tâm. Tôi cũng quỳ xuống, chắp tay, lắng nghe. Không bài pháp nào từ thầy Như Chấn mà không bổ ích đối với tôi. Những đề tài thầy đề cập thường được tŕnh bày ngắn gọn mà lại súc tích, lời nào đáng lời đó, không thừa không thiếu. Nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên tôi miễn cưỡng đi theo các chú kia đến đạo tràng (chỗ thờ Phật) riêng của thầy Như Chấn để nghe pháp. Dường như trong tôi có một sự phản kháng nào đó mà đến lúc này, trong trường hợp này, nó mới bắt đầu manh nha bộc phát. Dù rằng cuối cùng rồi tôi cũng khoác áo tràng để tham dự, nhưng trong ḷng đă thấy một cái ǵ đó không được b́nh thường. Có lẽ cái tâm vốn nhu nhuyến, mềm mỏng của tôi cũng có những lúc rất ương ngạnh, cứng cỏi, không chịu xu phụ, không chịu sự dẫn dắt hay chỉ đạo của ai, nhất là sự dẫn dắt này lại mang cái vẻ cưỡng ép, bó buộc. Tôi nghĩ, chỉ có sự tự do mới cao thượng chứ không có sự bó buộc nào lại có thể dẫn tới sự cao thượng được cả.

Bài pháp ngắn, đâu chừng mười lăm phút th́ dứt. Chúng tôi lục tục quay trở về pḥng. Khi máng áo tràng lên cái móc áo, tôi bỗng thấy sự kiện đi nghe pháp vừa qua có một vẻ ǵ rất buồn cười. Không khí thiền ở đây h́nh như đă bắt đầu được pha thêm chút thần quyền mê tín nào đó. Tôi không muốn nói sự tôn thờ các vị Phật và Bồ tát theo Mật tông là mê tín, v́ chính tôi đă từng tŕ tụng thần chú Chuẩn Đề trong nhiều năm. Tôi chỉ thấy rằng, khi người nào không thể cưỡng được sự lôi cuốn của kẻ khác, phó thác hoàn toàn niềm tin của ḿnh cho kẻ khác nắm lấy, hoặc sung sướng được chăn dắt bởi kẻ khác nhiều ư lực hơn, đều là dấu hiệu của sự mê tín. Tinh thần giải thoát của Phật giáo không chấp nhận được điều đó. Và, tôi bắt đầu phản kháng.

Một sáng nọ, đang bước ngang cửa trai đường, tôi và thầy Như Chấn suưt đâm đầu vào nhau v́ thầy từ trong bước nhanh ra. Hơi khựng một chút là thầy ấy đă buông lời hỏi:

“Ư của Tổ sư từ Thiên Trúc sang là ǵ?”

Nguyên văn chữ Hán của câu này là “Như hà thị Tổ sư tây lai ư?” Đây là một công án nổi tiếng của Thiền học Trung Hoa mà ai từng nghiên cứu Thiền cũng đều nghe qua. Công án này được nhắc tới nhiều lần trong những tắc của Vô Môn Quan, một tác phẩm sưu tập nhiều công án nổi tiếng của các thiền sư Trung Hoa. Ư của câu ấy có thể hiểu đơn giản là mục đích của Tổ sư (Đạt Ma) từ Thiên Trúc sang Trung Hoa là ǵ? Hay mục đích tối hậu của Thiền là ǵ?

Ngay cái phút suưt va đầu vào nhau mà có thể cất lên được câu hỏi ấy th́ quả là thầy Như Chấn đang ở trong mức độ tinh thuần, chú tâm, sống chết với công án ấy, đáng phải kinh sợ. Câu hỏi ấy đưa ra, có thể dành cho tôi, có thể dành cho thầy ấy, có thể cho cả hai, tùy theo trường hợp. Nhưng rơ ràng là thầy ấy đang chờ đợi tôi trả lời. Tôi không nói ǵ, chỉ cười, rồi bỏ đi.

Thực ra nụ cười và hành động quay đi của tôi không mang ư nghĩa ǵ của thiền học cả. Trong sách thiền có chán khối ǵ câu chuyện các thiền sư và môn đệ đối đáp nhau bằng nụ cười, la hét, đánh đập, hoặc những hành vi quái dị khác. Nhưng ở đây, nụ cười của tôi chỉ là nụ cười rất b́nh thường. Tôi không ở tâm trạng đeo đuổi công án nên không thể đối đáp, trả lời một công án. Tôi cũng không thấy thích thú ǵ trong việc bắt chước sách thiền để tỏ những hành vi “thiền.” Có thể thầy Như Chấn đang sống chết với công án ấy và câu hỏi thầy ấy nêu cho tôi là nghiêm chỉnh đối với thầy ấy, nhưng nếu tôi bày đặt trả lời th́ sự trả lời của tôi chỉ là mô phỏng, bắt chước, rất kịch cỡm. Tôi không thích làm điều đó. Cho nên, hành động cười và bỏ đi của tôi, chỉ mang một ư nghĩa rất đơn giản: tôi không c̣n là kẻ dính mắc vào hay tham dự vào “ḍng thiền” mà thầy khởi xướng và phát động nữa! Mê tín thần quyền, mê tín khoa học hay mê tín thiền học, cũng đều là mê tín cả mà! Thầy Như Chấn không mê tín, nhưng phong cách dạy thiền, sống thiền của thầy đă vô t́nh dẫn các chú sa-di ở đây đi vào con đường mê tín lúc nào không hay. Nếu tôi không dừng lại, không phản kháng, tôi sẽ trở thành một con cừu non trong một ngày rất gần. Tôi không thích làm cừu. Tôi chỉ muốn làm sư tử.

Tuần lễ sau, tôi bước ngang bàn học của Sáng th́ thấy chú bày trên bàn phần đáy của một cái ly thủy tinh bể. Sáng đang săm soi mảnh thủy tinh rất dày ở đáy ly. Tôi đứng lại, hỏi ǵ vậy. Sáng cười cười, không trả lời, chỉ đưa nguyên mảnh ly bể vào miệng, cắn bể trong răng, rồi nhai rào rạo. Tôi lay chú, hỏi:

“Ai dạy chú làm cái ǵ kỳ cục vậy?”

“Đâu có ai đâu. Tự tôi muốn làm mà.”

“Nhưng… làm vậy để được lợi ích ǵ chứ?”

Sáng chỉ cười. Tôi bực ḿnh nói:

“Chú muốn học theo ai cũng được, làm cái ǵ cũng được, nhưng lúc nào cũng phải tự hỏi chuyện ḿnh làm có lợi ích ǵ hay không rồi hăy làm.”

Sáng nhỏ hơn tôi hai tuổi, như vậy, lúc đó chú mới mười lăm. Tôi chẳng lớn hơn chú bao nhiêu, nhưng dù sao, tôi cũng có trách nhiệm phần nào với chú v́ tôi và chú là hai huynh đệ đồng môn được thầy bổn sư gởi cho đi học ở đây. Đáng ra chú đă về Nha Trang khi Phật học viện giải tán, nhưng thấy tôi không chịu về, chú cũng ở lại theo. Nay chú bỏ công học những huyền thuật vặt vănh, làm sao tôi khỏi đau ḷng. Con đường tu tập giải thoát giác ngộ đâu có cần những huyền thuật kỳ bí để ḷe mắt thiên hạ. Nhưng v́ chỉ có liên hệ đồng môn chứ chẳng phải ruột thịt ǵ nên tôi cũng không đủ thẩm quyền để xen vào sâu hơn trong đời sống riêng tư của Sáng. Tôi chỉ biết nhắc nhở chú vài lời, vậy thôi. Chú ấy không nghe.

Những năm đầu mới xa Nha Trang, tôi và chú ấy cũng khắng khít với nhau lắm. Nhưng kể từ khi tôi thọ giới Sa-di (mười giới) và chú ấy hăy c̣n là chú tiểu (năm giới), tự dưng chúng tôi càng lúc càng ít thân mật như xưa. Không phải do sự khác biệt giới luật đă khiến như thế. Chỉ v́ chúng tôi, nhất là tôi, đă trưởng thành hơn, một phần khác cũng v́ vào niên học cuối cùng trước biến cố 1975, Thượng tọa giám viện đă chia lớp học thành ba chúng (thay v́ hai chúng như cũ) gồm hai chúng Sa-di (mười giới) là chúng A Nan và Ca Diếp, một chúng Sa-di (năm giới) là chúng La Hầu La. Tôi ở chúng Ca Diếp, Sáng ở chúng La Hầu La. Mỗi chúng chừng mười đến mười lăm người, có pḥng riêng biệt. Từ chỗ đó, chúng tôi bắt đầu chia cách nhau, không gần gũi để nhắc nhở hay giúp đỡ nhau nhiều như trước. Cho nên bây giờ, chuyện Sáng làm, tôi không có ảnh hưởng ǵ mạnh mẽ để can dự, khuyên răn. Lời khuyên của tôi dĩ nhiên không có tác động ǵ nhiều nữa. Nhất là con người của chú ấy, h́nh như là một mẫu người dễ sa vào chỗ mê chấp, cuồng tín.

Hôm sau, tôi đang ngồi đọc sách trong pḥng, chú Dũng bỗng đến gần khều tôi, nói nhỏ:

“Chú Khang à, chú Sáng học ai mà nhai mẻ chai thấy ghê quá!”

Đây là chú Dũng người quận Đức Dục, tỉnh Quảng Nam, ở chùa Long Tuyền, chứ không phải chú Dũng người Ban Mê Thuột bạn cũ lúc mới xuất gia của tôi ở chùa Hải Đức Nha Trang. Chú Dũng này lớn hơn tôi chừng một, hai tuổi, tính t́nh rất cởi mở, dễ thương. Tôi nói:

“Chẳng biết chú ấy học từ đâu. Nhưng chuyện nhai mẻ chai chỉ là tà thuật vặt vănh, đâu có cần thiết ǵ cho chuyện tu học cũng như cho cuộc đời mà phải học chứ. Thiệt là tầm phào. Tôi không ngờ chú ấy lại đi vào con đường mê tín thần quyền như vậy. Tôi có khuyên nhưng chắc chú ấy chẳng thèm nghe đâu.”

“Ừ, phải rồi, thần quyền, chú nói đúng. Chỉ có mấy người học thần quyền mới làm cái chuyện đó. H́nh như thầy Như Chấn là một nhà thần quyền cao tay ấn lắm.”

“Cái ǵ, thầy ấy có học thần quyền à? Tôi nghĩ là thầy theo Mật tông mà.”

“Ừ th́ thần quyền cũng khác ǵ Mật tông Phật giáo bao nhiêu đâu, cũng tŕ tụng mật ngôn, thần chú, cũng xài bùa phép…”

“Nhưng mục đích của Mật tông là giải thoát giác ngộ chứ đâu có giống như mấy người học thần quyền được. Mật tông Phật giáo đâu chủ trương lấy bùa chú, thần thông làm cứu cánh.”

Im một lúc, chú Dũng nói:

“Có lẽ tôi nói sai. Thầy ấy không học thần quyền, chỉ theo Mật tông thôi. Nhân thấy mấy người bạn xài phù phép, tà thuật, thầy ấy cũng đem bùa chú Mật tông ra để chứng tỏ mấy cái thuật đó chỉ là tṛ chơi thôi đó mà. Chú Sáng thấy vậy th́ ham, đ̣i học. Tôi nghe rằng thầy Như Chấn không dạy cho chú Sáng nhai mẻ chai. Chú Sáng năn nỉ học hoài không được, bèn tự động làm, v́ tin rằng hễ người khác làm được th́ ḿnh cũng làm được.”

“Tầm bậy tầm bạ. Cái tướng chú ấy ngó thấy hiền, lúc nào cũng lim dim niệm Phật, vậy mà cũng học đ̣i quyền phép quá hở! Nhưng học để làm ǵ, để hù dọa người ta sao! Mà nhai mẻ chai một ḿnh h́nh như không thấy thích, cho nên hôm qua chú ấy đợi tôi đến nơi, mới đưa lên miệng mà cắn, nhai, muốn cho tôi chứng kiến để nể phục.”

“Ừ, thấy ghê quá,” nói rồi chú Dũng bỏ đi.

Một lúc sau, tôi mới đoán được rằng có lẽ chú Dũng nói chuyện với tôi để phân bua chuyện nhai mẻ chai của chú Sáng, muốn cho tôi biết rằng thầy Như Chấn không hề dạy cái thuật đó cho chú Sáng. Chỉ tự chú Sáng làm lấy mà thôi. Chú Dũng là sư đệ của thầy Như Chấn và là người rất ngưỡng mộ thầy Như Chấn, chú ấy không muốn thầy Như Chấn bị mang tiếng là đă dạy tà thuật cho sư đệ của tôi.

Tháng sau, thầy Thông Nghĩa từ Nha Trang ra, đón chú Sáng về quê. Sáng về đến Nha Trang th́ bệnh nặng, được đưa về nhà điều trị. Sáng hoàn tục luôn từ lúc ấy, để rồi sau đó không lâu, đi làm một anh công an của xă huyện ǵ đó tại Diên Khánh, một quận lỵ ngoại ô Nha Trang.

Ô

 

Thực ra, trước khi nghe tin chú Sáng hoàn tục làm công an, tôi đă nghe chuyện thầy Thiện Phước cởi áo tu ra làm cán bộ nhà nước, nên tôi đă không ngạc nhiên nhiều lắm, chỉ thấy buồn thôi. Buồn v́ chú Sáng tuổi c̣n non dại, học hành chưa đến nơi đến chốn, làm sao giữ vững được tâm chí khi dấn thân vào đời. Huống chi chú ấy có thể đóng góp được ǵ cho dân tộc, cho quê hương bằng chiếc áo công an mà trong mắt người dân miền Nam hiện nay, chỉ là biểu tượng của bạo lực, kềm xiết! Những công an của chế độ mới là những vị hung thần, làm cho mọi người hăi sợ và ngầm căm ghét. Sao chú Sáng lại chọn con đường và chiếc áo ấy để vào đời! Phải chăng v́ hoàn cảnh gia đ́nh hay v́ tâm nguyện xây dựng đất nước như thầy Thiện Phước từng nói? Tôi không tin chú Sáng có được tâm niệm cao đẹp và vững chăi như thầy Thiện Phước. Cái tuổi mười lăm của chú Sáng, với tŕnh độ tu học non nớt, kiến thức phổ thông nông cạn… xông pha vào đời sẽ chết lịm trong đời. Bao nhiêu công hạnh ǵn giữ, trau luyện lâu nay trong cửa chùa hẳn là phải mất hết.

Về phần thầy Thiện Phước, tôi nghe rằng khi vào đời, thầy đă về quê, Duy Xuyên, giữ một chức vụ ǵ quan trọng ǵ đó trong Ủy Ban Nhân Dân Quận, quản lư các hợp tác xă, chuyên bán bách hóa, thực phẩm. Công việc ấy, chức vụ ấy, thực ra có to tát ǵ đâu đối với một người đă từng nuôi mộng thành Phật, hoặc cái mộng nhỏ hơn Phật là làm một vị tăng trưởng, một vị Bồ tát cứu độ nhiều chúng sinh. Tuy nhiên, như đă có lần nói chuyện với thầy trước đây, tôi biết dù thế nào đi nữa, thầy ấy đă có mục tiêu, có chủ đích rơ ràng và cao đẹp khi quyết định cởi áo để tham gia công tác xây dựng đất nước theo lời kêu gọi của nhà cầm quyền mới. Chuyện nhà cầm quyền mới có thực tâm xây dựng đất nước hay không th́ không thể bàn nói được, nhưng thầy Thiện Phước chắc chắn là có thực tâm. Nhà nước được thêm một cán bộ giỏi nhưng Phật giáo th́ mất đi một nhân sự tốt. Chỉ mong rằng sự góp mặt của người cán bộ ấy vào ḍng đời là một chọn lựa thích đáng.

Một số người, trong đó có một số ít tu sĩ Phật giáo, điển h́nh là thầy Thiện Phước, đă cho rằng con đường xuất gia, việc làm của những người xuất gia, có vẻ như xa cách với cuộc đời, chẳng đem lại lợi ích thực tiễn nào cho cuộc đời. Cái lợi ích thực tiễn đó, là một cách nói cho văn vẻ chứ thực ra, chỉ có nghĩa là lợi lạc về vật chất, về cơm ăn, áo mặc, thuốc men, tiền bạc, nhà cửa… Dù rằng những người có quan niệm như vậy đă không phủ nhận tính chất cao quư trong mục tiêu và ư hướng phụng sự cuộc đời của Phật giáo, nhưng cách suy nghĩ đó – tức là có ư trách Phật giáo không thực tiễn – có lẽ hơi nghiêm khắc nếu không muốn nói là lệch lạc đối với mục tiêu tối hậu của Phật giáo. V́ hiểu lệch lạc như vậy mà họ muốn cải cách, muốn thay đổi, muốn Phật giáo phải có những chương tŕnh cứu tế xă hội này nọ như những đoàn thể khác, tôn giáo khác. Thực ra, những công tác từ thiện xă hội, những chương tŕnh đóng góp “thực tiễn” cho cuộc đời, cho con người, không hề là những việc làm trái ngược, mâu thuẫn ǵ với tinh thần nhập thế của Đại thừa Phật giáo mà c̣n là những phương tiện thiện xảo được khuyến lệ nữa là đàng khác. Tuy nhiên, không phải là phải có những công việc ấy th́ một tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, mới có giá trị để tồn tại nhiều thế kỷ; không phải là phải có những việc ấy th́ sẽ có nhiều người giác ngộ hơn trên cuộc đời. Mục tiêu cao quư nhất của Phật giáo là đem lại trí tuệ giác ngộ cho con người; bằng trí tuệ đó, con người mới thực sự tự cứu lấy ḿnh ra khỏi những triền phược khổ đau của cuộc đời.

Chính tôi cũng đă có lần nghĩ rằng người tu sĩ Phật giáo cần phải làm cái ǵ đó tích cực hơn, thực tiễn hơn việc thiền định và tụng niệm. Những suy nghĩ ấy một phần do tính năng động của tuổi trẻ, phần khác cũng do ảnh hưởng những lơi kêu gọi của một tăng sĩ có khuynh hướng cải cách xă hội và sinh hoạt Phật giáo nổi danh là thầy Nhất Hạnh qua nhiều tác phẩm, đặc biệt là cuốn Đạo Phật Hiện Đại Hóa. Tăng sĩ trẻ, hay đúng hơn là lớp tăng sinh mới lớn như tôi, đọc sách của thầy Nhất Hạnh mà mê như trước đây người ta đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung và Ngọa Long Sinh, hay đọc tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn. Thầy ấy đề nghị những phương pháp đóng góp thực tiễn cho cuộc đời qua công tác xă hội. Và thầy ấy đă làm thực, chứ không phải chỉ trên lư thuyết. Công việc của thầy, có thể được nh́n thấy cụ thể qua Trường Thanh Niên Phụng Sự Xă Hội ở Phú Thọ Ḥa. Đó thực ra không phải chỉ là một trường đặc biệt đào tạo tăng ni trẻ thành những tác viên xă hội, mà chính yếu là mở rộng cho nhiều thanh niên nam nữ thế tục có tinh thần dấn thân phụng sự xă hội. Cán bộ của trường này đă làm được rất nhiều điều hữu ích để hàn gắn, xoa dịu vết thương lở lói của con người trong thời buổi chiến tranh và thiên tai thường kỳ ấy. Tác phẩm và việc làm của thầy Nhất Hạnh, quả là tiếng chuông cần thiết được gióng lên ở những giai đoạn có vẻ như im ĺm thụ động của Phật giáo. Nhưng không phải những lời kêu gọi ấy, những việc làm ấy, là những giá trị mới được trang điểm thêm cho bản chất của Phật giáo. Chúng chỉ mới mẻ ở bề mặt. Và chúng chỉ mới mẻ đối với Việt Nam. Do hoàn cảnh và nhân t́nh thuận lợi hơn, các thiền sư Nhật Bổn (điển h́nh là Thiền sư D. T. Suzuki) và Trung Hoa (chẳng hạn Thái Hư Đại sư) đă đi trước thầy Nhất hạnh Việt Nam nhiều năm về tư tưởng dấn thân phục vụ xă hội, cải cách, hay hiện đại hóa Phật giáo. Nhưng các vị ấy cũng không đem lại những chất liệu mới cho Phật giáo. Họ chỉ làm mới mẻ sinh hoạt Phật giáo để thích hợp với thời đại mà thôi.

Từ nền tảng từ bi vô trước (không chấp nê ở h́nh thức bề ngoài), Phật giáo qua con mắt so đo của phàm tục, mặc nhiên trở thành một tôn giáo tiêu cực trong những hành hoạt có tính cách hay mục tiêu bành trướng tổ chức, chiêu dụ nhân sự như một vài tôn giáo khác trên thế giới đă làm. Nhưng điều này không kết luận được rằng những người tăng sĩ Việt Nam đă không làm ǵ cho dân tộc, cho đất nước. Cứ nh́n về thôn quê Việt Nam là biết vai tṛ dấn thân của tăng sĩ Việt Nam như thế nào. Đâu phải làm việc từ thiện xă hội theo kiểu cứu trợ, cho cơm ăn, áo mặc, nhà ở, th́ mới thể hiện được ḷng từ bi. Tăng sĩ ở các chùa vùng quê, những ông thầy chùa làng, đă đóng góp cho xă hội một cách thầm lặng, vô hành. Tùy theo nhân duyên, cơ cảm mà ứng hiện. Những đóng góp đó không đếm kể được bằng bản báo cáo thu chi, hay biên bản cứu trợ… Điều khác nhau giữa việc làm của các tổ chức từ thiện xă hội, các đoàn thiện nguyện cứu trợ và tăng sĩ Phật giáo truyền thống ở các chùa, các khuôn hội địa phương là: Một bên có tổ chức hẳn hoi và nhân sự đông đảo, một bên là cá nhân tự phát; một bên gây được tiếng vang rầm rộ với báo chí truyền thanh, với lực lượng nhân sĩ thành phố và những người hoặc những cơ quan có của trong và ngoài nước đóng góp cổ động; một bên là sự im lặng, ẩn nhẫn của những nhà tu chất phác sống lam lũ như những nông dân, chia sẻ với dân quê từng cọng rau, hạt thóc, những niềm đau khổ từ nhỏ đến lớn, và những giọt mồ hôi đổ xuống ruộng đồng quê hương.

Phật giáo không ngăn cản cán bộ lao ḿnh vào công việc cứu tế xă hội, đóng góp thực tiễn cho xă hội. Tất cả những công việc ấy đều là phương cách thể hiện ḷng từ bi, rất nên làm. Nhưng phải biết rằng đó không phải là cứu cánh. Trong nỗ lực hướng đến mục tiêu giải thoát giác ngộ, người xuất gia Phật giáo không đủ thời giờ để nghĩ đến những cái thực tiễn hơn, ngay cả những mục tiêu muôn đời và đầy hấp lực đối với cá nhân con người là lợi danh, tiền tài, vật chất… Trách người tu sĩ Phật giáo không đóng góp cái thực tiễn cho cuộc đời cũng chẳng khác nào đă trách đức Phật Thích Ca chuyện từ bỏ ngai vàng để xuất gia tầm đạo và chứng được tuệ giác, cứu độ khắp chúng sinh! Vương quyền c̣n vứt bỏ, c̣n coi là phù phiếm, thử hỏi có thứ vật chất hay danh vị nào to lớn hơn, hoặc được coi là cao quư hơn để dâng tặng cuộc đời? Đă xem vật chất là phù phiếm th́ hẳn là không nghĩ đến chuyện dấn thân vào đời để mang lại lợi ích thực tiễn (được hiểu là niềm vui có đầy đủ vật chất) cho cuộc đời! Những người xuất gia cũng theo gương Phật, từ bỏ gia đ́nh, từ bỏ danh vị, tiền tài, coi thường lợi lạc vật chất, nên cũng trở thành kẻ vô sản thực sự như đức Phật; và v́ biết rằng họ là những người thực sự vô sản, không ai đ̣i hỏi sự đóng góp thực tiễn của họ. Những người đau khổ của thế gian mong đợi nơi những tăng sĩ Phật giáo những cái ǵ khác hơn, cao hơn, quí hơn thứ vật chất phù du mà họ có thể nhận được từ bất cứ tổ chức từ thiện xă hội nào.

Có lẽ thầy Thiện Phước, chú Tân, chú Sáng, và một số chú khác bạn học của tôi, đă không nghĩ vậy. Họ muốn làm một cái ǵ thực tiễn hơn cho cuộc đời bằng con đường nhập thế, và đă tham gia làm việc với chính quyền mới qua những chiếc áo cán bộ, bộ đội, công an… Tôi không dám vội kết luận rằng con đường của họ là sai; nhưng tôi tin rằng thời gian và thực tế sẽ cho họ thấy rằng, không phải con người thế gian chỉ có khát vọng duy nhất là được cơm ăn áo mặc. Người xuất gia Phật giáo có thể đóng góp cho cuộc đời rất nhiều bài học về sự tự kiểm soát thân tâm, tự cứu khổ cho ḿnh. Những thứ đó dĩ nhiên là không ăn được, không mặc được. Nhưng không phải v́ vậy mà không thực tế. Không phải v́ vậy mà cho là không có sự đóng góp. Sự đóng góp về tinh thần c̣n to lớn trăm ngàn lần so với vật chất – mà thực ra, đó không phải là điều có thể đo lường được; và nếu cần đem so đo, có thể nói một cách ṣng phẳng như nhân vật Tất Đạt trong cuốn Câu Chuyện Ḍng Sông (do Phùng Khánh tức Ni sư Trí Hải, dịch từ truyện Siddhartha của Hermann Hess) đă trả lời thương gia Vạn Mỹ khi được hỏi về sự đóng góp của ḿnh cho cuộc đời:

“Mỗi người cho cái mà ḿnh có. Người lính cho sức mạnh, người thương gia cho hàng hóa, người thầy cho kiến thức, người làm ruộng cho lúa, người chài lưới cho cá.”

Tôi không sợ ḿnh trở thành kẻ vô dụng trên cuộc đời v́ thiếu sự đóng góp thực tiễn. Tôi chỉ sợ không đủ trí tuệ và năng lực ư chí để thành tựu con đường xuất gia của ḿnh mà thôi. Dù sao, những thay đổi trên đất nước, những thay đổi từ các thầy, các bạn của ḿnh, cũng phần nào thúc đẩy tôi nỗ lực hơn trong việc tu tập. Trước kia tôi vốn đă siêng năng, nay tôi càng siêng năng hơn, siêng năng đến độ không c̣n chút th́ giờ nào của tôi trong ngày mà nằm ngoài mục đích thiền định, tŕ tụng kinh chú… Ngay cả những giờ cuốc ruộng hay làm vườn, cũng là những giờ tu tập thiêng liêng của tôi. Huống chi, từ ngày đất nước thay đổi chính quyền và tăng sĩ chúng tôi không đến trường lớp nữa, tôi c̣n việc làm nào hứng thú hơn trong ngày để bận bịu ngoài chuyện tu tập! Cho nên, hoàn cảnh vừa trở ngại mà cũng vừa thuận lợi ấy quả thực đă khiến tôi không c̣n cách chọn lựa nào khác hơn là dồn tất cả th́ giờ của ḿnh vào một việc. Ừ th́ cái mộng đi du học Ấn Độ, Thái Lan hay Nhật Bản cũng tan rồi. Ừ th́ chuyện tập tành viết văn làm thơ cũng không c̣n chỗ dụng, không c̣n cần thiết nữa. Th́ thôi, nhác cuốc này, đôi quang gánh đầy nước này, mỗi bước chân, mỗi giây phút, đều là sự vươn ḿnh hướng đến cội nguồn thanh tịnh ban sơ…

 

Ô

 

Kinh nghiệm của người đi trước cho thấy rằng trong việc tu tập, kẻ nào có thái độ hay khuynh hướng càng cực đoan, thái quá bao nhiêu, càng thất bại bấy nhiêu. Đă có người bị điên v́ tu thiền gắt gao mà không đúng phương pháp. Đă có người đổ bệnh nằm liệt giường, không làm được việc ǵ ngay cả việc niệm Phật. Đă có người đạo mạo nghiêm trang, nghiêm tŕ giới luật, tu tập không ngừng hở giây phút, vậy mà lại vướng vào ái nghiệp, không thoát ra khỏi, phải hoàn tục lập gia đ́nh… Bao nhiêu chuyện đó, tôi đă từng được quí thầy, quí bạn lớn tuổi hơn, nói lại cho nghe mà không tin. Nhất là cái quan niệm cho rằng càng tu gắt càng bị đổ nghiệp ra, phá hoại đường tu của ḿnh. Tôi không thể tin điều ấy được. Tôi nghĩ, càng tu, nghiệp càng nhẹ mỏng đi th́ đúng hơn. Vậy nên, cũng với tâm ư cực đoan sẵn có, tôi lại một lần nữa, lao vào con đường tu tập một cách say mê, cuồng nhiệt… quyết tâm thành tựu sự nghiệp giác ngộ ngay trong hiện kiếp, không cần phải hứa hẹn lần lữa vào kiếp sau.

Tôi đổ bệnh thật.

Dù vậy, tôi vẫn không nghĩ là bị đổ nghiệp ra như người ta nói. Tôi cho rằng chính v́ quá chú trọng ở mặt tâm thức, bỏ quên không chăm sóc phần cơ thể mà đâm bệnh. Đó chỉ là phản ứng tác dụng vật lư thông thường chứ không phải đổ nghiệp ǵ hết. Nhưng bệnh đă kéo đến, th́ phải chịu. Tất cả là bốn thứ bệnh nổi lên trong cùng một thời gian.

Buổi sáng hôm đó, tôi và chú Tửu cùng gánh nước giếng đem đổ vào các bồn nhà bếp, nhà cầu như mọi hôm. Tôi kéo gàu từ giếng lên, chú Tửu gánh đi. Khi nào chú Tửu mệt, tôi gánh, chú ấy kéo gàu. Đang lúc kéo một gàu đầy nước, sắp đổ vào đôi gánh của chú Tửu, tôi bỗng trượt chân ở thềm rêu, té nặng, cả người tôi đổ xuống nền xi-măng quanh giếng. Sẵn tay cầm gàu nước, tôi chống xuống nền đất để tránh va đầu và mặt vào thềm giếng. Vậy mà mặt và một bên cằm tôi cũng va rất mạnh xuống thềm. Cái gàu múc nước cắt từ đầu bom, bằng gang pha thép rất chắc, đinh đóng vào khó thủng, vậy mà với sức va mạnh từ tay tôi dồn xuống, cũng bị móp đi một cách dễ sợ.

Ngày đó, nguyên một bên hàm phải của tôi bị  ê ẩm, đau buốt thấu xương, không nhai thức ăn được. Nuốt cháo lỏng cũng khó khăn. Đành nhịn.

Qua một đêm, sáng thức dậy, quai hàm tôi càng nhức nhối hơn. Không những thế, mắt tôi bỗng đổ ghèn, đỏ, xốn xang, khó chịu. Đến trưa, tôi lại phát giác thêm là từ khóe môi trái kéo lên tới cánh mũi, tự dưng lại bị lở loét như bị dời ăn. Chưa hết, không rơ v́ phải nhịn đói hay v́ lo âu, bệnh cũ của tôi, đau bao tử, tái phát. Những cơn đau quằn quại, xóc cả phần bụng phía trên, khoảng gần ngực. Tôi phải kềm chế bằng cách tập trung tư tưởng vào giữa chặng lông mày để quên cơn đau. Có khi tôi quán tưởng một luồng khí mát mẻ, dễ chịu, đang thấm nhuận khắp người, nhất là vùng bụng. Cơn đau dịu th́ tôi ngủ. Chẳng có thuốc men ǵ để chữa trị. Chú Tửu đề nghị đưa tôi đi bác sĩ. Tôi cười, nói một cách khó khăn v́ quai hàm tôi cứng ngắc, không há miệng lớn được:

“Đâu có tiền mà đi bác sĩ.”

“Xin tiền thượng tọa.”

“Không.”

“Chứ để kéo dài như vậy sao?”

“Một vài ngày sẽ hết mà.”

“Bậy. Phải đi bác sĩ. C̣n không th́… đến ông Đông y sĩ Như Tấn đi. Chắc ông ấy không tính tiền bọn ḿnh đâu. Ông ấy là cư sĩ tại gia thọ giới Bồ-tát mà.”

“Không. Ông ấy chữa bệnh và bán thuốc lấy tiền sinh kế, đừng làm phiền ông.”

“Th́ ḿnh trả tiền, cũng rẻ hơn là đi bác sĩ.”

“Không. Tôi không c̣n tiền.”

“Tôi có. Mượn thêm chút ít nữa là đủ. Không sao đâu.”

“Thôi, không đi đâu.”

“Vậy cạo gió há?”

“Cạo gió?! Tôi đâu có bị trúng gió ǵ đâu mà cạo!”

“X́, cạo gió, cắt lễ, xông, không bớt bệnh này cũng bớt bệnh kia mà.”

Tôi ph́ cười, không chịu. Tăng sinh nghèo như chúng tôi, từ mấy tháng nay, ai bệnh ǵ cũng chỉ cạo gió, xông, chứ chẳng có thuốc men mà uống. Các hiệu thuốc của tư nhân đă đóng cửa. C̣n bác sĩ tây y phật-tử độc nhất thường khám bệnh miễn phí cho chùa đă bỏ đi Sài-g̣n hay đi học tập cải tạo mất rồi. Trong chùa hiện nay, thuốc cảm c̣n khan hiếm nói chi những thuốc trị các bệnh kinh niên hay ngoại thương đặc biệt của tôi. Cho nên, hễ có chú nào bệnh, bất kể bệnh ǵ, th́ chú khác đè cổ xuống mà cạo gió, cắt lễ. Cứ tin tưởng khả năng thần diệu của môn cắt lễ, cạo gió – vốn chẳng tốn kém ǵ lắm mà ai cũng có thể làm được – rồi th́ bệnh ǵ cũng qua hết. Vậy mà cũng có người ghiền cái môn chữa trị này lắm, cứ đ̣i cạo gió, đ̣i cắt lễ, dù rằng có khi chỉ bệnh sơ sơ hoặc không bệnh ǵ cả. Tôi chẳng ham chi mà c̣n ngán sợ nữa, nên không cho chú Tửu cạo.

Đến ngày thứ ba, hàm tôi tê cứng đến độ không cử động được, cũng không thể nói được một tiếng th́ thào nào. Và v́ đă nhịn đói ba ngày, người tôi mệt lả, không ngồi dậy nổi. Nằm ĺ luôn.

Quí thầy, quí chú trong chùa phải ra ruộng hàng ngày. Đến chiều tối họ mới về tới, lo cơm nước rồi tụng thời kinh Tịnh độ. Không ai có th́ giờ nh́n ngó đến tôi, ngoại trừ chú Tửu. Chú cũng ra ruộng nhưng lúc nào về tới chùa là lo chăm sóc tôi trước. Nhưng như đă nói, thuốc men không có, cháo cơm tôi không ăn được, chú ấy biết chăm sóc bằng cách nào hơn là hỏi han đôi lời, ngồi quạt, hoặc giặt quần áo của tôi. Thấy chú đang lục soạn đống thư từ, sách vở trong hộc tủ, tôi khều chú, lấy giấy, viết cho chú mấy ḍng: “Tôi và chú đổi giường nằm. Tôi sẽ tự trị bệnh trong ba ngày kế tiếp. Đừng có lo.”

Chú nh́n tôi ngờ vực. H́nh như chú không hiểu tôi đang tính đường nào. Nhưng rồi chú cũng lo dọn giường của chú, mang mùng màn của tôi qua đó. Sở dĩ tôi chọn chỗ nằm của chú v́ đó là chiếc giường nằm ở cuối pḥng, giữa hai cửa sổ, khuất gió, có thể giăng tạm mùng màn để tạo nên một căn pḥng, hay một túp lều nhỏ cho tôi ngay trong căn pḥng tập thể rộng rinh này. Chùa chúng tôi không có pḥng riêng cho cá nhân các chú sa-di trẻ, chỉ có pḥng tập thể thôi. Muốn có một chỗ riêng biệt khỏi phiền ai, khỏi ai phiền ḿnh, phải tạm thời dựng lấy một chỗ tương đối kín đáo như vậy.

Tôi gượng gạo cười với cái miệng khô cứng, rồi gắng rời khỏi giường, đi ra buồng tắm và nhà vệ sinh. Chú Tửu bước theo, định d́u tôi. Tôi khoác tay bảo không. Từ pḥng tăng đến pḥng vệ sinh cũng không xa ǵ mấy, vậy mà tôi đi cũng khó nhọc, như một cụ già lụm khụm đă tàn hơi sức, bước khập khựng từng bước một.

Trở về chỗ nằm, tôi bắt đầu ngồi tŕ tụng thần chú Chuẩn Đề trong ba ngày ba đêm liên tục. Trong ba ngày đó, tôi cảm nghe thân tâm ḿnh khinh an, nhẹ nhàng, cất lên giữa hư không như một sợi tơ mỏng. Có khi tôi thấy ḿnh là một âm thanh bay vào vô cùng. Trong nhiều giờ liên tục, tôi kinh qua trạng thái nhất tâm bất loạn thường được nói đến trong kinh điển.

Ngày thứ ba, tôi rời khỏi giường, mắt tôi đă hết đỏ, mũi tôi không c̣n bị lở, miệng tôi đă cử động được, và bụng tôi không c̣n đau. Tôi cười với chú Tửu, nói vui vẻ:

“Tôi muốn đi dạo.”

 

 

 

 oOo

 

Mời đọc tiếp Chương 4

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back