TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  |  Tác phẩm  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo  |  Liên lạc

horizontal rule

 

 

SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT

 phiếm luận của Vĩnh Hảo

 

Photo: Wikipedia

  

Là người Việt th́ không cần phải suy nghĩ hay nói ra câu “sống với người Việt.”

Câu ấy có vẻ như là câu nói của người ngoại quốc. Thế nhưng không phải, mà chính là câu nói của người Việt sống ở nước ngoài. Nói cụ thể là người Việt sống quần cư ở những nơi đông đúc người Việt trên một xứ sở không phải là Việt Nam. Cụ thể hơn nữa, hăy nói về đời sống của người Việt sống ở vùng Little Saigon, quận Cam, miền Nam California để qua đó, hiểu được tâm trạng và hướng đi chung của người Việt ngoài nước, hay của cộng đồng người Việt ly hương.

Có thực vậy không? Chẳng hạn nói về lối sống và cảm nghĩ của ḿnh mà có thể phản ảnh phần nào tâm thức của cộng đồng? hoặc ngược lại, nói về cộng đồng tức là đă nói phần nào đó về cá nhân ḿnh? Vậy cái tâm thức cộng đồng (community consciousness) của người Việt ở đây là ǵ? Khó ai trả lời được một cách thỏa đáng câu hỏi trên. Bởi v́ cái ǵ cũng tương đối thôi. Trong quan hệ hỗ tương giữa cá nhân và cộng đồng, vẫn có các giới hạn và biệt lệ. Nhưng trên đại thể th́ hoặc là cá nhân phải tự tách ḿnh ra khỏi ảnh hưởng của cộng đồng (nếu v́ lư do nào đó, không muốn bị đồng hóa với căn cước và định hướng của cộng đồng ấy), hoặc là tự nguyện ḥa nhập vào cộng đồng và cố gắng xây dựng, phát triển cộng đồng bằng các đóng góp sáng tạo và đặc thù cá nhân, để cùng với tập thể khẳng định cái căn cước của cộng đồng (community identity) cũng như tầm nh́n chung và mục tiêu tối hậu của cộng đồng ấy (collective vision, community goals).

Nhưng cộng đồng là ǵ, ở đâu? Cộng đồng chỉ là một tên gọi. Cá nhân mới là các thực hữu. Giống như rừng và cây: rừng chỉ là tên gọi, cây mới là thực hữu, là những cá nhân có thật.[1] Vậy, một cảnh rừng xum xuê và đẹp là do từng cái cây lớn nhỏ, kết hợp, đứng bên nhau, cùng sống c̣n và vươn lên. Nói một cách văn chương th́ “nh́n cây nhớ rừng.” Thấy một người Việt Nam bỗng nhớ cả một trời quê hương. Hoặc nói một cách lạc quan và tự tin th́ “nh́n cây thấy rừng.” [2] Nói chuyện, phỏng vấn một số người Việt điển h́nh chọn lọc nào đó ở trong và ngoài nước, sẽ hiểu được cái nh́n và hoàn cảnh chung của dân tộc và đất nước. Nhưng quá đặt nặng đến cây th́ không sao thấy được rừng. Thành ngữ Anh-Mỹ lại có câu như vậy. Cannot see the forest for the trees. Chăm chú vào những tiểu tiết sẽ không nắm được đại thể. Tốt nhất là phải nh́n ra sự hỗ tương liên hệ thật chặt chẽ giữa chi tiết và tổng quát, giữa cá thể và tập thể, giữa cá nhân và cộng đồng. Rừng tuy không thực, chỉ là tên gọi, nhưng rơ ràng là với sự kết hợp của hàng ngh́n hàng vạn loài thảo mộc, đă có những cánh rừng bạt ngàn phong nhiêu xanh ngát.

Vậy th́, trở lại với câu hỏi “cộng đồng là ǵ, cộng đồng ở đâu?” chúng ta có thể nói, là chúng tôi, là ở đây, nơi chúng tôi hội tụ quần cư.

Nhưng tại sao phải là cộng đồng? Tại sao có những cộng đồng được thành h́nh? Có cần thiết phải có những cộng đồng hay không? Tại sao người Việt thích sống với người Việt? Tại sao nhiều người Việt rủ rê nhau kéo về tiểu bang California là nơi bị cảnh báo là thường có động đất? Tạm gát qua một bên những lư thuyết xây dựng và phát triển cộng đồng hay tổ chức của các chuyên gia văn hóa, giáo dục, nhân văn, chính trị, xă hội, kinh tế, thương mại, ngân hàng, v.v… (như Richard Barrett [3] chẳng hạn), mà hăy nói bằng cảm tính, với những ǵ gần gũi, có thể sờ, ngửi, nếm, thấy, nghe và nghĩ tới được. Vậy, những câu trả lời thông thường và dễ hiểu nhất là: thích gần chợ Việt, thích thức ăn Việt, thích nh́n thấy người Việt, thích nghe tiếng Việt. Có thể nói thêm: thích nghe nhạc Việt, thích đọc báo Việt hàng ngày (chứ không phải hàng tuần hay hàng tháng như ở các tiểu bang khác); và có thể nói thêm: thích buôn bán, làm ăn, giao dịch với người Việt (v́ tiếng Anh không giỏi, hoặc giỏi nhưng lại thấy thoải mái hơn khi sử dụng tiếng Việt với đồng hương của ḿnh), v.v… Nói cách đơn giản, các sở thích trên là do tác động của t́nh cảm. Sinh từ đất Việt, hoặc được một người mẹ Việt sinh ra nơi xứ người, trong máu và trong tâm thức đă sẵn hạt giống Việt. Hạt giống đó không sớm th́ chầy, cũng nẩy nở triển khai nhân cách Việt, bản sắc Việt. Thế là, người Việt yêu người Việt, yêu những ǵ thuộc về người Việt, chẳng ǵ lạ.

-          Thích gần chợ Việt. Đây phải chăng là ư thích của những người nội trợ, nấu ăn, quen nghề nữ công gia chánh? Không đâu. Là ư thích chung của cả phái đàn ông nữa. Nhất là những người đàn ông thất nghiệp, về hưu sớm, những ông ngoại ông nội giữ nhà trông cháu cho con đi làm, những người đàn ông sành nấu nướng (hoặc siêng nấu nướng v́ tưởng ḿnh nấu ngon), và những người đàn ông thường xuyên nhậu nhẹt. Vả lại, chợ Việt đâu phải chỉ bán rau trái, cá thịt và những thứ thuộc nhà bếp! Đây là những siêu thị có hầu hết những thức ăn tươi, khô, đồ gia dụng, và tất nhiên là không thiếu trà các loại, cũng như cà-phê bột, cà phê gói, cà-phê sữa (3 in 1) rất tiện lợi cho những người đàn ông đứng tuổi ghé mua. Nhưng điều đáng nói ở đây là sự xuất hiện của những siêu thị Việt Nam, không phải chỉ một mà là nhiều cái, càng lúc càng to lớn, rộng răi, hầu như không thiếu món ǵ để có những món ăn thuần túy Việt Nam. Thích gần chợ Việt v́ tiện ích cũng là dấu hiệu cho thấy sự ổn định trong niềm tin và đời sống của người Việt nơi xứ người. Một cộng đồng phát triển không thể nào thiếu chợ v́ chợ không những biểu hiện các nhu cầu đời sống thực tiễn của cộng đồng ấy mà c̣n cho thấy một phần mật độ dân cư của cộng đồng trong vùng. 

-         Thích thức ăn Việt. Cái thích này song hành với thích gần chợ Việt. Ở Little Saigon có hàng trăm nhà hàng Việt Nam. Thức ăn Bắc, Trung, Nam, miền nào cũng có. Nhưng các món gọi là thuần túy Việt th́ phải kể đến phở, bún riêu, bánh xèo, bánh hỏi, bánh ích. C̣n nói là món (hay hương liệu/đồ gia vị) “quốc hồn, quốc túy” th́ phải kể đến nước mắm và mắm ruốc, mắm nêm…. Nhiều người dân bản xứ nhắc đến món ăn Việt Nam th́ nói đến phở, chả gị và bánh xèo. Dĩ nhiên những người này phải biết dùng nước mắm, hương vị đặc sản Việt Nam. Người nước ngoài muốn thưởng thức món phở chính hiệu Việt Nam cũng không cần phải đi một chuyến xa xôi đến tận quốc gia cộng sản ở châu Á. Đến Little Saigon cũng có đủ, mà dám chừng phở ở đây c̣n ngon, vệ sinh và bảo đảm cho sức khỏe hơn là phở tại Việt Nam! Có những con đường và khu thương mại nhà hàng Việt Nam nằm san sát bên nhau không ǵ trở ngại. Bánh ḿ thịt nguội theo kiểu Việt Nam cũng dần dần đi vào thị trường bản xứ. Không phải chỉ tập trung nơi vùng Little Saigon, các nhà hàng c̣n mọc rải rác ở các thành phố khác thuộc quận Cam. Một số nhà hàng có tên tiếng Anh, chứ không phải tiếng Việt, nhưng bước vào trong th́ thấy chủ nhân và hầu bàn cũng là người Việt cả. Hầu như sống ở đâu tại Nam California đều có thể ăn phở và bánh ḿ thịt nguội được, chẳng xa xôi hay khó khăn ǵ. Hàng quán Việt xa nhất cũng chỉ ba mươi phút lái xe. Tiện lợi như thế, bảo sao người Việt chẳng rủ nhau kéo về Little Saigon, California!

-         Thích nh́n thấy người Việt. Người Việt có ǵ đặc biệt mà lại thích nh́n, thích thấy? - Là giống người da vàng, mũi tẹt như người ḿnh tự khiêm (hay tự ti) “khai báo” như vậy. Nhưng nh́n cho kỹ th́ người Việt thật đáng yêu. Da vàng đâu phải vàng rám, vàng nghệ, vàng đau gan. Nước da ấy mịn láng, và có khá nhiều người Việt trắng trẻo chứ không “vàng” chút nào. Da trắng của người Việt ăn đứt nước da trắng mà đầy đồi mồi của người Âu-Mỹ. Những người gọi là da trắng “ngày xưa” thường tự hào về xuất xứ, chủng tộc của họ, nhưng xét về thẩm mỹ th́ họ đâu có hài ḷng về nước da ấy. Nếu hài ḷng th́ đâu cần phải đi phơi nắng cho rám, cho sậm đi, cũng đâu cần phải trét phấn dữ vậy! Nước da phụ nữ Việt, nếu lỡ không kịp thời gian thoa phấn trước khi ra đường, vẫn cứ đẹp như thường, chứ người Âu-Mỹ mà không thoa phấn th́ giống như giấy trắng nhàu, có ǵ mà hănh diện! C̣n mũi tẹt ư? Đếm cho kỹ lại trong gia đ́nh, lối xóm, cộng đồng xem, con số mũi tẹt chiếm bao nhiêu phần trăm? Mũi tẹt là mũi thế nào? - Sống mũi không có, hoặc có nhưng thấp, trợt lớt, mắt trái mắt phải có thể liếc nh́n thấy nhau không bị cản trở. Theo mô tả “phóng đại” này th́ người Việt ngày nay cũng chẳng c̣n bao nhiêu người mũi tẹt. Mà cũng không hẳn mũi cao là đẹp đâu nhá. Cái ǵ cũng vừa vừa thôi. Ở người Việt, thứ ǵ cũng trung b́nh. Nước da trung b́nh, không trắng quá cũng không đen quá. Mũi trung b́nh, không cao quá, cũng không thấp quá. Vậy th́ quá tốt rồi. Ở cái khoảng trung b́nh ấy, hai phía tả hữu đều mong được như vậy. Nhưng nói chung th́ nhân dáng Việt, cứ cho là giống người da vàng mũi tẹt, có cái nét ǵ duyên dáng, thu hút. Họ trầm trầm ít nói, nếu nói th́ nhỏ nhẹ. Ra ngoài đường không vặn nhạc ầm ĩ trên xe. Cuối tuần cũng không vặn nhạc ồn ào ngoài vườn làm phiền lối xóm. Chung qui họ là những người lễ phép, lịch sự (hoặc học phép lịch sự rất nhanh), biết kính trên nhường dưới. Không hẳn họ đều là những người hiền, nhưng đa số th́ rất lành: nếu không làm lợi được cho người th́ thôi chứ không có ư hại người. Cái nhân dáng quen thuộc ấy, xa lâu cũng thấy nhớ, sống gần th́ đáng yêu. Bởi vậy nhà văn Doăn Quốc Sỹ mới có cả tác phẩm khảo luận mang tựa đề “Người Việt đáng yêu.” Cũng bởi v́ vậy, muốn nh́n thấy người Việt thường xuyên hơn th́ người ta kéo nhau về Little Saigon.

-         Thích nghe và đọc tiếng Việt. Ở nhà nghe và nói tiếng Việt, ra đường cũng nghe và nói tiếng Việt. Đa số người Việt sống ở Little Saigon là như thế. Nhật báo th́ có Người Việt, Việt Báo, Viễn Đông (và có thể c̣n vài tờ khác mà người viết không biết). Tuần báo, nguyệt báo, tạp chí Việt ngữ th́ không sao kể hết. Phát thanh và truyền h́nh th́ có hàng chục đài, bảy ngày một tuần, hai mươi bốn giờ một ngày. Những người lười đọc, hoặc ít có thời gian để đọc, có thể nghe tiếng Việt qua các đài phát thanh Việt ngữ. Tân nhạc, cổ nhạc, cải lương, tân cổ giao duyên… qua các CDs, DVDs và các đài truyền thanh, truyền h́nh cũng góp phần không nhỏ trong việc duy tŕ ngôn ngữ Việt trong cộng đồng. Trẻ Việt dù sinh ra hoặc lớn lên ở đây đều có cơ hội và môi trường thuận lợi để học tiếng Việt, qua các trung tâm dạy Việt ngữ miễn phí của cộng đồng, của các cơ sở tôn giáo. Lái xe vào khu vực Little Saigon là thấy rợp cả “tiếng Việt mến yêu” [4] của chúng ta trên những bảng hiệu của hàng quán, siêu thị, pḥng mạch bác sĩ, văn pḥng luật sư, nhà thờ, chùa, thánh thất, v.v… nằm rải rác hoặc tập trung nơi các thương xá. Không những thế, nhiều công sở hành pháp, tư pháp, bệnh viện, dược pḥng, v.v… thuộc thành phố Garden Grove, Westminster, Santa Ana, cũng có tiếng Việt hướng dẫn. Ở ṭa án Westminster (trên đường 13th) chẳng hạn, nơi cửa thoát khẩn cấp (emergency exit), đi kèm với bảng “stop”, c̣n có một chữ bằng tiếng Tây Ban Nha “cesar”, và cạnh đó nữa, bỗng thấy chữ “Dừng lại” của “tiếng Việt mến yêu”! Tiếng Việt được sử dụng phổ thông như thế, người Việt phương xa nào mà chẳng động ḷng muốn về California!

 

Một cộng đồng người Việt, sử dụng song ngữ Anh-Việt, tự tồn và phát triển với một tốc độ đáng tự hào như thế là một thực tại không thể phủ nhận tại Little Saigon. Dân Đại-hàn cũng muốn tạo một khu Little Korea hay Little Seoul tại quận Cam nhưng chưa được, và trong tương lai có được đi nữa th́ sự thành công và nỗ lực của họ cũng không sánh được cộng đồng Việt. Bởi v́, ai cũng biết rằng người Đại-hàn ở đây là những di dân hoặc khách trú bỏ tiền ra để qua Mỹ làm ăn, sinh sống, cho con đi học, chứ không phải là những người tị nạn tay trắng như thuyền nhân Việt Nam.

Trong niềm tự hào của những người tay trắng lập nghiệp trên đất Mỹ, những người làm văn hóa trong cộng đồng cũng cùng có chung một mối lo, đó là: liệu hai mươi, ba mươi năm sau, khi thế hệ di dân (immigrant) tị nạn thứ nhất [5] không c̣n, và bốn-năm mươi năm sau thế hệ một rưỡi cũng về hưu hoặc qua đời, văn hóa Việt có được bảo lưu ở thế hệ thứ hai và các thế hệ kế tiếp không.

Trước mắt chúng ta thấy, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, thế hệ một rưỡi (1.5 generation) đă kém và quên dần tiếng Việt (đọc và viết), nói chi thế hệ hai (second generation). Vậy th́ hai-ba mươi năm sau, tương lai của Việt ngữ hẳn là không sáng sủa như hiện nay. Lúc đó các công sở ở quận Cam không cần phải chua thêm phần Việt ngữ. C̣n sách báo, đài truyền h́nh và truyền thanh của người Việt, nếu c̣n th́ có thể lại sử dụng hoàn toàn Anh ngữ (dù là ở quận Cam). Trong viễn tượng đó, cái ǵ c̣n sót lại của cộng đồng Việt, văn hóa Việt nơi xứ người?

Nhưng văn hóa là ǵ? Đừng nói theo định nghĩa của bách khoa tự điển hay của các nhà văn hóa, xă hội học. Hăy nói nôm na đơn giản nhất là văn hóa bao gồm đời sống của con người cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Mặt tinh thần biểu hiện qua tri thức và đời sống tâm linh tín ngưỡng; mặt vật chất biểu hiện qua ẩm thực, trang phục, kiến trúc (nhà ở, dinh thự). Ngôn ngữ, văn học nghệ thuật cũng là một phần của văn hóa, vừa là trung gian để biểu đạt toàn bộ nếp sống văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng.

Theo cách hiểu tổng quát như thế, văn hóa Việt năm mươi năm sau tại Little Saigon (có thể lúc đó là một khu di tích lịch sử của người Việt tị nạn cộng sản) c̣n để lại ǵ? Ngôn ngữ chăng? (đă nói rồi, thế hệ một rưỡi đă quên dần tiếng Việt). Kiến trúc chăng? (có một số ngôi chùa, thánh thất và cổng thương xá xây theo kiến trúc Việt Nam, không biết lúc đó c̣n ai bảo tŕ?). Trang phục chăng? (có ai/cộng đồng nào c̣n tổ chức các cuộc thi hoa hậu áo dài Việt Nam nữa không? Ngoài các cuộc thi áo dài, cháu chắt Việt năm mươi năm sau có mặc áo dài đi lễ nhà thờ và chùa vào dịp Tết nữa không?). Âm nhạc chăng? (thế hệ sau năm 1975 ở trong nước hiện nay c̣n yêu thích nhạc Mỹ, sáng tác nhạc theo điệu Rock, Rap, Hip Hop, th́ liệu cải lương hát bội và cổ nhạc Việt Nam năm mươi năm sau tại hải ngoại có ai muốn nghe không?). – Không dám mạnh miệng trả lời đối với các điểm trên. Chỉ dám tin hai điều: 1) các thế hệ người Việt ở nước ngoài nếu c̣n yêu văn hóa Việt, sẽ dùng ngôn ngữ của quốc gia sở tại cùng với các phương tiện nghệ thuật để giới thiệu văn hóa của ḿnh cho người ngoại quốc, và văn hóa Việt lúc đó là để tham khảo, trao đổi, t́m hiểu, chứ không phải văn hóa sống. 2) Khi tất cả những thứ trên (ngôn ngữ, âm nhạc, trang phục, kiến trúc) bị quên lăng dần cho đến khi mất hết, th́ phở, chả gị, nước mắm và một số món ăn Việt sẽ c̣n ở lại nơi xứ người.

Trong các phương diện của đời sống, ẩm thực là cái ít đổi thay, ít tốn thời gian để ăn/học, và thường th́ cũng không cần phải sử dụng đến ngôn ngữ để diễn tả. Khi thức ăn đưa đến miệng thấy thích, thấy đói, th́ ăn thôi. Món phở và chả gị Việt Nam đă trở thành món ăn nổi tiếng mà người có kiến thức tối thiểu về văn hóa (ẩm thực) nhân loại không thể không biết. Chắc chắn năm mươi năm sau (dù Little Saigon chỉ là khu di tích lịch sử), món phở và chả gị vẫn sẽ c̣n ở California này, có thể c̣n lan sang nước láng giềng Mễ Tây Cơ (v́ một số đầu bếp chính, đầu bếp phụ trong một vài tiệm phở Việt hiện nay là người Mễ, thưa quư vị).

Thế nên những ai có ư hướng bảo tồn văn hóa Việt nơi xứ người, đừng nghĩ rằng chỉ có những nhà thờ, nhà chùa, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhà báo, nhà giáo, nhà trí thức, nhà văn hóa, nhà kiến trúc, nhà tranh đấu, v.v… mới là những người làm văn hóa, duy tŕ và giới thiệu văn hóa Việt nơi xứ người. C̣n phải nghĩ đến công lao to lớn mà lặng lẽ của những “nhà bếp,” “nhà nấu nướng” (chef) nơi các nhà hàng Việt. Chưa chắc những ǵ chúng ta làm hôm nay (bằng chữ nghĩa, âm nhạc, nghệ thuật, văn học, truyền thông) c̣n ảnh hưởng đến người Việt và người bản xứ đến hai mươi năm sau, nhưng phở và chả gị th́ rơ ràng đă đi vào văn hóa thế giới.

 

Trở về chuyện “sống với người Việt.” Trong giai đoạn hiện nay, nếu người Việt không thích sống với người Việt, không thích gần cộng đồng Việt th́ một là người Việt đó có vấn đề, hai là cộng đồng cũng có vấn đề. Vấn đề của cá nhân th́ khó nói được v́ có rất nhiều biệt lệ. Vấn đề của cộng đồng th́ dễ thấy hơn. Nh́n chung, nếu cộng đồng lành mạnh, có nền văn hóa đẹp, có tự do, dân chủ, nhân quyền (là những thứ mà người Việt tị nạn kiên tŕ đấu tranh để đ̣i hỏi cho dân tộc và đất nước Việt Nam) th́ người Việt thích sống với cộng đồng, thích lăn xả vào các sinh hoạt chung. C̣n ngược lại th́ người Việt sẽ tránh né cộng đồng Việt (để được yên thân, để khỏi bị phiền lụy về những chuyện nhức đầu không ra chi). Trong khi nhiều người ở các tiểu bang xa đă t́m về California th́ cũng không ít người Việt khác đă tránh né cộng đồng Việt, rời xa vùng Little Saigon và họ chỉ đến vùng này để đi chợ và vào nhà hàng để kiếm phở, chả gị, bánh xèo… Qua đó, cũng đủ thấy điều hấp dẫn một người Việt gần với người Việt nhất vẫn là ẩm thực, cái chuyện hết sức “tầm thường” đó, thưa quư vị.

Tương lai văn hóa Việt Nam như thế nào? Những người Việt Nam các thế hệ sau có thích gần chợ Việt, thích thức ăn Việt, thích nh́n thấy người Việt, thích đọc và nghe tiếng Việt hay không? – Điều này tùy thuộc vào cộng đồng hiện nay. Làm người ta thích th́ người ta đến, người ta ở, làm người ta sợ, người ta không tin, th́ người ta đi.

Đưa ra bao nhiêu thứ lư thuyết cao vời về văn hóa Việt, bảo tồn bản sắc Việt, nhưng trong bếp nhà của ḿnh không có chai nước mắm, nói chuyện với con cái chỉ dùng toàn tiếng Anh, đọc sách báo th́ tiếng Anh cũng lười (hoặc không đọc nổi) mà sách báo tiếng Việt cũng lơ là (và không bao giờ chịu mua) th́ thử hỏi văn hóa Việt bảo tồn được bao năm?

Văn hóa là toàn bộ sức sống của một dân tộc, một cộng đồng. Mỗi người tùy theo khả năng và vị trí của ḿnh mà tự đảm nhiệm lấy phần bảo tồn và xây dựng. Nhưng trước hết, hăy tự hỏi, ḿnh có thích sống với người Việt hay không?

Quận Cam, California, ngày 13 tháng 7, 2009.

 

horizontal rule


 

Chú thích:

[1] Mượn ví dụ từ các luận sư Phật giáo.

[2] “Nh́n Cây Thấy Rừng,” tựa sách của Đỗ Quyên, Văn Nghệ xuất bản năm 1997 tại Calif., Hoa Kỳ.

[4] Tựa một bài viết của Đỗ Thông Minh.

[5] Cộng đồng chúng ta vẫn thường dùng “thế hệ thứ nhất” (first generation) để chỉ cho người tị nạn đă trưởng thành khi rời nước, và “thế hệ một rưỡi” (1.5 generation) để chỉ cho người tị nạn sinh tại Việt Nam nhưng trưởng thành ngoài nước, và “thế hệ thứ hai” là thế hệ sinh ở nước ngoài. Nhưng theo một số định nghĩa phổ thông khác, thế hệ thứ nhất là thế hệ được những người di dân đầu tiên sinh ra ở ngoài nước.

 

 

 

horizontal rule

 

Back Up Next