Do tính cách đọc thơ hoàn toàn chủ quan như đă nói ở trên, xin bạn đừng xem đây như một thiên khảo cứu hay một bộ sưu tập về thi ca Việt-nam. Tôi đọc bằng cảm xúc, không đọc bằng kiến thức. Nếu những lời bàn nào đó của tôi đối với một bài thơ mà không đúng ư tác giả th́ chẳng có nghĩa rằng tôi hiểu sai đâu, mà chỉ v́ tôi đọc thơ tác giả đó bằng cái hồn, cái giọng, cái cảm xúc của tôi đấy thôi. Xin đừng càm ràm, phiền trách. (Vả chăng, này các thi nhân, các bạn có thể nào chỉ tôi làm thơ cách sao mà không bị người khác hiểu sai ư không?) (trích LỜI THƯA của Vĩnh Hảo viết cho các trang "Đọc thơ")

 

 

Lê Thanh Hóa

 

 

 

Đây là bài thơ không nhớ tựa đề của một thi sĩ h́nh như là quân nhân (v́ tôi nhớ không lầm là dưới tên tác giả có ghi số KBC...), t́m thấy trong một tờ nhật báo cũ của Sài-g̣n, khoảng năm 1974-1975. Một người bạn đem tờ báo từ... (xin lỗi) từ nhà cầu của trường... chỉ tôi xem bài thơ ngắn. Tôi đọc và sau 27 năm, vẫn nhớ bài thơ và tên tác giả đến bây giờ. Chỉ rất tiếc là lại không nhớ tựa đề. Có lẽ là "Áo trắng" ǵ đó. Mà thôi, tựa đề thế nào cũng được. Bài thơ như sau:

 

Áo người trắng cả giấc mơ

Trắng đời ta, trắng t́nh thơ ban đầu

Đă quên chưa cuộc t́nh đau

Để mai người mặc áo màu sang ngang.

LÊ THANH HÓA

 

Có lẽ thi nhân ấy bây giờ đă trên 60. Không biết c̣n hay mất qua chiến tranh. Không biết có trôi giạt nơi trại cải tạo lao động, trại tị nạn hay trại dưỡng lăo nào. Cuộc t́nh của một quân nhân (trước đây là bạn cùng lớp hoặc cùng trường) với một nữ sinh áo trắng thời chiến tranh. Chàng ra trận lâu lâu về hậu phương một lần. Và rồi, phải chia tay với người yêu. Người yêu sắp lấy chồng. Có lẽ gia đ́nh không cho lấy một gă lính quèn. Cũng có thể anh là sĩ quan, nhưng gia đ́nh cô bạn không thích con ḿnh dính vào những người lính chiến kề cận với hiểm nguy và cái chết mỗi ngày. Câu chuyện t́nh như thế rất phổ thông, đă được đọc thấy nhiều lần trong thực tế, qua văn chương, tiểu thuyết và thi ca. Nhưng nó không bao giờ cũ, nhất là trong bốn câu thơ ngắn súc tích như vầy. Chỉ bốn câu thơ thôi mà nói cả một đời người. Một đời người từ lúc mới yêu cô nữ sinh áo trắng, tràn đầy bao mộng ước trong xanh đẹp đẽ:

 

Áo người trắng cả giấc mơ

 

T́nh yêu cho người ta cảm hứng để dệt nên những vần thơ đẹp. Nhất là t́nh yêu của thời áo trắng. Trắng cả giấc mơ là đẹp cả giấc mơ. Giấc mơ đẹp như thơ, giấc mơ đẹp suốt đời.

Thi nhân không tả dáng người con gái, tóc huyền, tóc mây, mắt biếc, mũi thanh, mày ngài... Thi nhân chỉ nhớ màu áo trắng. Nhớ vẻ trinh nguyên tuyệt vời của một thời thơ mộng sân trường. Màu áo trắng ấy bám theo thi nhân suốt đời.

 

Trắng đời ta, trắng t́nh thơ ban đầu

 

Cho dù mai sau thế nào đi nữa, cho dù ngày cưới nàng sẽ không mặc áo trắng và sẽ đổi thành áo màu hồng, màu đỏ theo chồng sang ngang, th́ màu trắng ấy vẫn suốt đời ở lại.

 

Đă quên chưa cuộc t́nh đau

Để mai người mặc áo màu sang ngang

 

Em sang ngang, hăy vui với đời mới. Quên đi. Đừng lên đường với vẻ ủ dột, nát ḷng như thế. Hăy quên trước khi lên đường. Đó là mong đợi của chàng đối với người yêu. Anh có thể đau nhưng một nữ sinh áo trắng như em th́ đừng đau buồn, đừng ái ngại, bứt rứt làm ǵ... Hăy cứ lên đường với người t́nh mới. Bởi v́, t́nh yêu không bao giờ có thể chết được chỉ v́ một lư do đơn giản là không sống bên nhau. Màu áo ấy sẽ theo anh suốt đời.

 

Trắng đời ta

Trắng t́nh thơ ban đầu...

 

Thi sĩ Lê Thanh Hóa đâu rồi? Ông đang ở đâu? 27 năm qua, tôi không quên 4 câu thơ đăng báo nhật tŕnh của ông, th́ hẳn là ông cũng không làm sao quên được cái màu áo trắng năm xưa. Màu áo đó, không phải chỉ làm trắng cuộc đời của ông thôi đâu, mà của nhiều người khác nữa, ông ạ. Nhưng diễn tả bằng 4 câu thơ ngắn gọn như ông th́ tôi coi là tài t́nh. Xin cảm ơn ông. 

 

(5/2002)

 

 

 

 

Trở về mục Đọc Thơ