Lam Nguyên 

 

 

 

 

Người ta biết đến Lam Nguyên ở tài dịch thơ Đường của ông. Ông dịch cẩn trọng, chi li, nhưng không đánh mất cái hồn của nguyên tác. Đôi khi ông giống như một nghệ sĩ điêu khắc, chạm trỗ, đẽo gọt tăn măn tỉ mỉ khiến cho bài thơ dịch quá chỉnh và trang trọng như một bức tượng cổ; nhưng nhiều lúc, thơ dịch của ông lại nghe như thể do chính ông sáng tác, văn cú tự nhiên, bóng bẩy, lưu loát... không c̣n dấu vết của dịch thuật. 

Niêm luật vững vàng. Nhạc điệu phong phú. Ông chẳng những là một dịch giả Đường thi mà c̣n là một thi nhân giàu xúc cảm, nhân hậu, khả ái. Tiếng thơ ông thật êm đềm, như nhạc, như lời ru của một quá khứ xa mờ...

Đây hăy xem Lam Nguyên dịch thơ Bạch Cư Dị. Tôi cho rằng đây là bản dịch xuất sắc nhất của Tỳ Bà Hành mà tôi được đọc. (Xin miễn đăng bản Hán ngữ)

 

Tỳ Bà Hành

Lá thu động bông lau xào xạc

Đêm tiễn người hiu hắt Tầm Dương.

Thuyền neo bến, ngựa dừng cương

Rượu mời muốn uống sáo đàn vắng tanh.

Cùng nâng chén rồi đành ly biệt,

Sông nước in bóng nguyệt u sầu.

Tỳ bà chợt vẳng đêm thâu,

Chủ quên trở gót, khách đâu muốn về.

Theo tiếng nhạc hỏi ḱa ai đó?

Đàn vụt im muốn tỏ c̣n e.

Cập thuyền đến hỏi mọi bề,

Đèn khêu rượu chuốc đề huề tiệc vui.

Cạn lời mời gót hài lưỡng lự,

Đàn nâng cao che nửa mặt hoa.

So dây vặn trục thử qua,

Chưa thành khúc điệu thiết tha tâm t́nh.

Lựa cung bậc âm thanh diễn tả,

Nỗi bất b́nh lă chă nhặt thưa.

Lặng thinh cúi mặt đón đưa,

Đắn đo nắn nót đường tơ gợi sầu.

Tiếng d́u dặt cung cao cung thấp,

Dứt Nghê Thường tiếp gấp Lục Yêu.

Đại huyền tựa tiếng mưa rào,

Tiểu huyền như tiếng th́ thào mông lung.

Khi thánh thót rơi trong dạ yến,

Lúc dập dồn dường quyện không gian.

Giữa hoa oanh hót rộn ràng,

Bên ghềnh suối vắng nước mang mang buồn!

Tiếng đàn vọng suối nguồn lạnh ngắt,

Nước ngừng trôi u uất lời than.

Lắng nghe ḷng những bàng hoàng,

Phút giây yên lặng lại càng tuyệt hay.

Tựa nguồn đổ b́nh bay lọ vỡ,

Tựa gươm va pháo nổ chiến trường.

Thôi dài dứt cuối một chương,

Bốn dây âm hưởng tựa đương xé là.

Đông Tây ngạn thuyền đà yên lặng.

Giữa ḍng sông nguyệt rạng trời thu.

Trầm ngâm ngón tựa đường tơ,

Dung y chỉnh đốn bước ra ngỏ lời.

Rằng thơ ấu sống nơi thành thị,

Lăng Hà Mô vốn dĩ quê nhà,

Rành đàn từ thuở mười ba,

Giáo phường đệ nhất tiếng đà dội vang.
Thiện Tài phục tay đàn độ ấy,

Thu Nương ghen lúc thấy điểm trang.

Tranh đua lớp trẻ Ngũ Lăng,

Khăn điều tặng thưởng khi ngưng mỗi bài.

Lược theo nhịp chiếc rơi chiếc găy,

Vết rượu hoen đầy dẫy quần là.

Cuộc vui suốt những năm qua,

Xuân thu trăng gió la cà ăn chơi.

D́ quá văng em nơi biên thú,

Sắc phai theo tháng cũ năm tàn.

Ngựa xe vắng vẻ trước sân,

Về già chọn một thương nhân bạn đường.

Người ham lợi tháng trường đi biệt,

Buôn bán trà ở miệt Phù Lương.

Thuyền nan sóng nước bẽ bàng,

Ḍng sông lạnh lẽo trăng vàng ngẩn ngơ!

Đêm qua mộng chuyện xưa ngày cũ,

Lệ đầm đ́a mặt ủ mày chau.

Tiếng tỳ giục khách nao nao,

Giờ nghe nàng kể dạt dào thương tâm.

Cùng cảnh ngộ, cảm thân lưu lạc,

Lọ phải là quen trước hay sao?

Đế kinh từ biệt năm nào,

Tầm Dương đất trích yếu đau tháng ngày.

Ca hát vắng cơi ngoài hoang dă,

Tiếng trúc tơ im đă một năm.

Bồn Tŕ bến thấp kề gần,

Lau già trúc cỗi mấy tầng bao quanh.

Sớm chiều những âm thanh ǵ nhỉ?

Chỉ chuốc sầu vượn nỉ non than.

Xuân thu hoa nguyệt quen dần,

Một ḿnh say tít đâu cần thế nhân.

Chẳng nghe cả trùng than, sáo trổi,

Tiếng chim ca gió thổi ngàn cây.

Tỳ bà chợt vẳng đêm nay,

Nghe như tiên nhạc khoan thai rơ ràng.

Xin tiếp nối cung đàn dang dở,

Tỳ bà hành tác tự v́ ai?

Một hồi đứng lặng câm lời,

Lại ngồi nắn nót chơi vơi tiếng đàn.

Giờ khác trước, cung than dây oán,

Khiến người nghe tâm trạng ngẩn ngơ.

Khóc nhiều hơn cả bấy giờ,

Giang Châu Tư Mă đậm tà áo xanh!

 

Và đây, hăy ra khỏi thơ dịch và đọc thử hơi thơ của chính Lam Nguyên:

 

Ngày về

Anh đă về rồi em biết không,

Vào ngày nắng úa chết trong ḷng.

Nh́n em qua mả g̣ hiu quạnh,

Anh nói ǵ đây? Nước mắt ṛng...!

 

Lúc xa không một lời từ biệt,

Giờ lại về thăm em trách không?

Sao em không nói, tim anh thắt

Cúi xuống hôn em, cỏ lạnh lùng!

 

Cỏ lạnh có phải hồn em lạnh,

Phải làm sao đây hỡi người yêu?

 

 

Tiếng đàn đêm trăng

Đất phủ màu trăng khắp cả vùng,

Một trời xuân sắc trải mênh mông.

Tai nghe đàn vút năm cung lạnh,

Đầu tựa mơ xưa một giấc nồng.

Sống lại chuỗi ngày tràn kỷ niệm,

Mơ say t́nh cũ đượm hương ḷng,

Mấy ai trong cảnh đời phiêu bạt,

Chẳng tiếc nhạc hồn quê núi sông!

 

Bây giờ, đọc thử bài thơ toàn vần bằng của ông:

 

Chiều Đồ Bàn

Vàng rơi, vàng rơi trên thành xưa

Đồ Bàn Hời nghe chiều hư vô

Ôi, nàng Chiêm bay về trong mơ

Nghe hồn đau làng quê bơ phờ!

 

Tang t́nh Nghê Thường, ôi Chiêm nương

Đền đài dân Chàm c̣n âm vang

Âm vang ca Chàm vương trời cao

T́nh nồng hương c̣n say trần gian!

 

Hồn dân Chiêm theo chiều chơi vơi

Nghe ḷng đau thương vương mây trời

Nghe ḷng bay cao, ḷng bay cao

Và nghe dân Hời buồn không thôi!

 

Chiều vàng đi, chiều vàng đi rồi

Đồ Bàn xưa, c̣n vang âm thôi

Âm than buồn nghe sao bùi ngùi

Ôi đời, ôi đời... trần gian ơi!

 

Xuân tàn ngàn thu buồn mang mang

Hồn Chiêm bơ phờ bay lang thang

Ngàn cây u buồn vây hoang thành

Xui ḷng ai nghe sầu miên man!

(Đồ Bàn chiều xuân 1959)

 

 

 

 

 

 

Trở về mục Đọc Thơ